The right overdraft protection plan (Vietnamese)

Bảo hiểm tốt cho trương mục không tiền bảo chứng - Một lựa chọn khôn ngoan

A wise choice

Chi tiêu quá số tiền có trong quỹ ngân phiếu là một lỗi lầm đắt giá. Tập hướng dẫn xác thực này trình bày các hậu quả khi quỹ không tiền bảo chứng, bảo hiểm phép tắc "lịch sự" của ngân hàng rất cao, các loại bảo hiểm tốt hơn có sẵn để phòng chống quỹ không tiền bảo chứng và các chỉ dẫn khác giúp tránh tiêu xài quá số tiền có trong quỹ.

Spending more money than is in your checking account can be a costly mistake. This fact sheet presents the consequences of overdrawing your account, the high cost of “courtesy” overdraft coverage, the better overdraft protection plans that exist and tips for avoiding overdrafts altogether.

The right overdraft protection plan (Vietnamese)

Publication Series

Download File

PDF files may contain outdated links.

The right overdraft protection plan (Vietnamese)
File Name: Overdraft_Protection_2018_VN.pdf
File Size: 0.33MB

Languages Available

Table of Contents

Trương mục không tiền bảo chứng (overdraft) xảy ra khi quý vị tiêu xài quá số tiền có trong trương mục chi phiếu. Trong vài trường hợp, ngân hàng sẽ trả giùm cho quý vị, trám vào chỗ thiếu hụt. Nếu ngân hàng hay ngân hàng công đoàn chịu chi trả cho một vụ tiêu xài nhưng quý vị thiếu tiền để trả, quý vị nợ ngân hàng số tiền thiếu hụt đó, cộng với lệ phí phạt không tiền bảo chứng (hay trong một số trường hợp còn gọi là lệ phí chuyển tiền).

Tiêu xài quá số tiền cất trong trương mục có thể xảy ra qua việc ký chi phiếu, cho chủ nợ được rút tiền tự động trong trương mục qua ngả điện tử, rút tiền trong máy tự động ATM hay mua sắm bằng thẻ khấu trừ (debit card).

Hiểu và biết cách tránh —hay ít ra quản lý được — các lệ phí phạt không tiền bảo chứng sẽ giúp quý vị tận hưởng tất cả lợi ích của trương mục chi phiếu nhưng không sợ có chiều hướng tốn kém nhiều.

Cái Giá của “thể lệ” (“courtesy”)

Ngân hàng thường sử dụng “thể lệ” nghĩa là tự động trả cho trương mục không tiền bảo chứng của quý vị (cũng còn gọi là “tiêu chuẩn” trả giùm hay “bounce protection” (đề phòng chi phiếu ma) ở mức giới hạn nào đó trên các chi phiếu và chi tiêu định kỳ bằng thẻ khấu trừ cũng như các hoá đơn rút tiền tự động từ trương mục không tiền bảo chứng của quý vị. Ngân hàng không cần sự đồng ý của quý vị để họ ứng tiền ra trả trước, và họ sau đó tính lệ phí phạt (hay còn gọi là “convenience”) cho mỗi lần trương mục của quý vị không đủ tiền hay hết tiền để trả cho các chi tiêu nào đó (mặc dù một số ngân hàng có đưa ra mức giới hạn sẽ trả cho mỗi ngày là bao nhiêu).

Ngân hàng đã từng tự ý trám vào chỗ thiếu hụt và tính lệ phí trên tất cả các chi tiêu khi quý vị dùng thẻ khấu trừ nhưng lại không đủ tiền trong trương mục để trả hết. Nhưng bắt đầu từ năm 2010, ngân hàng phải có sự cho phép của quý vị trên giấy tờ trước khi ngân hàng được tính lệ phí phạt cho mỗi lần quý vị rút tiền trong máy ATM hay dùng thẻ khấu trừ dù chỉ một lần nhưng nếu nó khiến quý vị không đủ tiền trong trương mục để trả.

Sự cho phép của quý vị trên giấy tờ gọi là “opting in.” Nếu quý vị không cho phép “opt in,” ngân hàng hầu như sẽ từ chối ứng tiền ra trả giùm, nhưng quý vị sẽ không phải trả lệ phí phạt vì không tiền bảo chứng trong trương mục. (Một số ngân hàng có thể không tính tiền phạt, nhất là nếu số tiền quá nhỏ.)

“Overdrawing” nghĩa là rút tiền nhiều hơn tiền có trong trương mục của quý vị có thể rất tốn kém. Theo thể lệ của ngân hàng quý vị phải trả lệ phí $30 khi rút tiền quá số tiền có trong trương mục. Các ngân hàng không tính lệ phí khác nhau tùy theo số tiền rút ra khi trương mục không đủ tiền, vì thế mặc dù trương mục của quý vị bị thiếu hụt rất ít do rút tiền quá lố, nhưng quý vị vẫn phải trả lệ phí rất cao (cho dù một số ngân hàng sẽ không tính lệ phí nếu trương mục của quý vị chỉ thiếu hụt $5 Mỹ kim trở xuống sau khi quý vị rút tiền ra). Nếu trương mục bị thiếu hụt hơn một lần trong ngày vì rút tiền quá lố, quý vị sẽ bị tính lệ phí nhiều lần trong một ngày. Và sau đó quý vị có thể bị tính thêm các lệ phí khác-- trong khoảng thời gian từ lúc trương mục của quý vị bị thiếu hụt lần đầu và cho đến khi có đủ tiền chi trả trong trương mục, vì nhiều giao dịch phải được “giải quyết xong” trước khi quý vị có thể ký thác thêm tiền cần phải có để trương mục không bị thiếu hụt.

Các loại lệ phí mang tên “sustained overdraft,” “extended overdraft” hay “sustained negative balance” là lệ phí ngân hàng tính mỗi ngày (thí dụ, $5 cho từng ngày), tính một lần cho một thời hạn nào đó (thí dụ, $25 sau 10 ngày) hay cách vài ngày (thí dụ, $15 cho năm ngày) nếu quý vị không nhanh chóng nộp đủ tiền vào trương mục để trả lại tiền bị thiếu ngân hàng và lệ phí phạt vì rút tiền quá số có trong trương mục. Sau khi đã ký thác đủ tiền vào trong trương mục, hầu hết các ngân hàng sẽ khấu trừ số tiền quý vị nợ họ, khiến quý vị có thể bị khó khăn chi trả cho đời sống và lại rút tiền quá con số có trong trương mục của mình.

Nếu như tiền bị thiếu hụt và lệ phí phạt không tiền bảo chứng vẫn chưa được trả, ngân hàng có thể đóng trương mục của quý vị và gởi món nợ đến văn phòng chuyên đòi nợ. Nếu việc này xảy ra, ngân hàng rất có thể sẽ báo cáo tên của quý vị đến ChexSystem, là công ty cung ứng các bản báo cáo đến các công ty tài chính về các trương mục ngân hàng trong quá khứ của người tiêu thụ. Điều này sẽ khiến quý vị gặp khó khăn hay không thể nào mở được một trương mục mới trong vòng 5 năm.

Có nên cho ‘opt in’ hay ‘out’

Các công ty tài chính không được tính lệ phí phạt vì không tiền bảo chứng trong trương mục khi quý vị dùng các loại thẻ khấu trừ - rút tiền từ máy ATM hay chỉ một lần chi tiêu — trừ khi quý vị đã “opt in” (cho phép). Theo luật pháp, ngân hàng phải đưa cho quý vị một thông báo có liệt kê tất cả các dịch vụ tính lệ phí không tiền bảo chứng để quý vị chọn.

Cơ Quan Consumer Action khuyên quý vị đừng nên dùng “opt in” nghĩa là để cho ngân hàng áp dụng thể lệ tính lệ phí cho các vụ rút tiền bằng thẻ khấu trừ (debit card) nhưng không đủ tiền trong trương mục. Vì hậu quả của việc rút tiền từ máy tự động ATM hay bị từ chối tại quầy tính tiền thường không mang lại hậu quả nghiêm trọng (không bị lệ phí ký “ngân phiếu ma” không đủ tiền trong trương mục hay trả tiền trễ), và một vụ trả tiền tương đối nhỏ (mua cơm trưa, thí dụ) thường không đáng để bị tính lệ phí nặng nề khi rút tiền quá lố. (Các thống kê cho thấy những người tiêu thụ dùng “opt in” hàng năm thường phải trả rất nhiều lệ phí phạt khi rút tiền quá con số trong trương mục). Nếu quý vị không dùng “opt in” cho thẻ khấu trừ, các giao dịch nào bằng thẻ khấu trừ khiến trương mục không đủ tiền để trả thì giao dịch đó sẽ bị bác, và quý vị sẽ không phải trả lệ phí cho ngân hàng.

Nhiều người tiêu thụ bị tính lệ phí phạt vì không tiền bảo chứng khi dùng thẻ khấu trừ để chi tiêu, nhưng sau đó họ nghĩ rằng họ không có “opt in,” cho phép ngân hàng làm như vậy. Nếu quý vị bị trong trường hợp này, hay nếu đã “opt in” nhưng thay đổi ý kiến, quý vị có quyền “opt out” (không cho phép) bất cứ lúc nào. Quý vị chỉ cần thông báo cho ngân hàng biết quyết định của mình.

Ngoài việc để quý vị tự chọn cho phép ngân hàng ứng trước các số tiền bị thiếu hụt khi quý vị dùng các thẻ khấu trừ, nhiều ngân hàng cũng đồng ý để quý vị không cho phép họ dùng thể lệ tự động ứng trước cho quý vị các chi phiếu, các thẻ khấu trừ thiếu tiền nhiều lần và các giao dịch được rút tiền tự động trong trương mục của quý vị. Tuy nhiên, nếu quý vị quyết định “opt out,” (không cho phép), ngân hàng sẽ từ chối xuất trả cho tất cả các chi tiêu nào mà trong trương mục không đủ tiền để trả, và ngân hàng sẽ tính lệ phí thiếu tiền NSF (non-sufficient funds,) hay lệ phí “ký chi phiếu không tiền bảo chứng,” và người được trả (người nhận chi phiếu đó) có thể tính lệ phí “ký chi phiếu ma” (bounced check) với quý vị.

Các lệ phí gộp chung lại cho một lần bị thiếu hụt tiền có thể lên đến $60. Nếu không thể dùng các thẻ khấu trừ để trả cho các chi tiêu vì bị ngân hàng từ chối trám vào chỗ thiếu hụt khiến quý vị bị “trễ hạn” trả tiền cho các nơi cần phải trả (chủ nợ, công ty tiện ích, chủ thuê nhà, v.v.), quý vị cũng sẽ bị các nơi đó tính thêm tiền phạt. Quý vị cũng đừng nên để cho chi phiếu hay dịch vụ trả tiền tự động “bounce” nghĩa là bị trả lại, tuy nhiên nhiều ngân hàng cung cấp các phương cách bảo vệ tốt hơn để tránh tình trạng không tiền bảo chứng trong trương mục thay vì họ áp dụng thể lệ tự động trả trước.

Ghi chú: Thể lệ tính lệ phí khi rút tiền quá số tiền trong trương mục tùy thuộc vào sự cân nhắc của ngân hàng. Đây không phải là bổn phận của ngân hàng để phải trả cho các giao dịch tiền bạc nào khiến trương mục bị thiếu hụt.

Các Lựa Chọn Tốt Hơn

Hầu hết các công ty tài chính đều cung ứng các phương thức ít tốn kém hơn để giải quyết tình trạng không tiền bảo chứng trong trương mục thay vì sử dụng thể lệ tự động trám vào chỗ thiếu hụt cho quý vị. Thông thường các cách bảo vệ để tránh không tiền bảo chứng thường hay kết nối cái trương mục chi phiếu của quý vị với các nguồn ngân quỹ khác của quý vị trong cùng một ngân hàng—trương mục tiết kiệm, thẻ tín dụng hay mức tín dụng cho vay (line of credit). Nếu ngân hàng có các bảo vệ này, quý vị phải ghi danh vào, vì họ không tự động cung cấp. Thường thường quý vị không phải trả lệ phí ghi danh, nhưng nếu muốn kết nối đến một nguồn ngân quỹ khác không phải quỹ tiết kiệm, quý vị phải được ngân hàng chính thức cấp cho một thẻ tín dụng hay mức tín dụng cho vay. Nên hỏi ngân hàng hay ngân hàng công đoàn về các lựa chọn quý vị có thể dùng.

Dựa theo các loại giao kèo quý vị chọn để được bảo vệ khi rút tiền quá lố, ngân hàng sẽ chuyển tiền từ trương mục kết nối để khi cần sẽ bù vào số tiền bị thiếu hụt trong trương mục khi quý vị rút ra quá lố. Cho dù ngân hàng thường tính lệ phí chuyển tiền mỗi lần quý vị dùng dịch vụ – khoảng $10 – nhưng nó vẫn rẻ hơn lệ phí ngân hàng tính mỗi khi rút tiền quá con số có trong trương mục hay khi ký ngân phiếu nhưng không có đủ tiền trong trương mục. Nếu quý vị kết nối trương mục của mình với thẻ tín dụng hay với mượn “line of credit,” lãi nợ sẽ đôn lên cho đến khi quý vị trả lại, và khi rút tiền từ thẻ tín dụng ra cũng sẽ bị tính lệ phí hay lệ phí hàng năm khi mượn “line of credit.” Nhưng dầu sao các lệ phí này vẫn rẻ hơn lệ phí bị ngân hàng tính khi rút tiền quá con số có trong trương mục.

Quý vị nên ý thức rằng ngân hàng chỉ chi trả cho các chi tiêu không tiền bảo chứng qua việc rút tiền từ ngân quỹ kết nối nào đó của quý vị và có tiền trong đó. Nếu tiền không đủ trong các quỹ kết nối, ngân hàng sẽ từ chối chi trả cho cái chi tiêu cụ thể của quý vị, hay ngân phiếu quý vị ký bị trả lại.

Tránh Không Tiền Bảo Chứng

Cho dù quý vị có ghi danh vào một dịch vụ bảo vệ “kết nối” rẻ hơn để tránh tốn kém nhiều khi không có tiền bảo chứng trong trương mục, quý vị vẫn nên lập ra một mục tiêu hoàn toàn không bị rơi vào tình trạng không tiền bảo chứng trong trương mục chi phiếu.

Quý vị bắt đầu bằng cách dùng các hướng dẫn dưới đây để kiểm soát các chi tiêu cho chính xác:

  • Thiết lập hệ thống báo động bằng email hay nhắn tin cảnh giác của ngân hàng để báo cho quý vị rằng tiền trong trương mục đang rất thấp.
  • Kiểm tra tiền trong trương mục giữa hai kỳ báo cáo ngân hàng bằng cách đăng nhập trên mạng, gọi cho ngân hàng hay yêu cầu cho biết số tiền còn lại trong trương mục khi quý vị rút tiền trong máy tự động ATM. (Để tránh bị tính lệ phí, quý vị nên dùng máy ATM trong mạng lưới ngân hàng của quý vị, không phải máy ATM “lạ” của ngân hàng khác.
  • Nên cảnh giác các chi phiếu và các chi tiêu khác chưa được ngân hàng chấp thuận chi trả sẽ không hiện ra trong tổng số tiền còn trong trương mục mà ngân hàng báo cáo cho quý vị. Chỉ có cách duy trì bản ghi chú chi tiêu chính xác—bao gồm các hoá đơn rút tiền tự động, các chi tiêu bằng thẻ khấu trừ và tất cả các lệ phí— để quý vị có thể biết chính xác số tiền còn lại trong trương mục.
  • Nên biết thật rõ tiền ký thác đã vào trong trương mục trước khi quý vị viết ngân phiếu hay chi trả. Phải mất đến 9 ngày làm việc để tiền ký thác bằng ngân phiếu mới thành tiền mặt để chi dùng, tùy theo số tiền trong ngân phiếu, thời gian có trương mục và quý vị đã từng rút tiền quá con số có trong trương mục trong quá khứ hay chưa. (Để biết thêm chi tiết về thời gian ngân hàng giữ ngân phiếu ký thác để kiểm tra là bao lâu, xin vào https://www.thebalance.com/funds-availability-315448.)
  • Giữ một khoản tiền phụ trội trong trương mục ngân phiếu để trong trường hợp quý vị quên ghi lại một chi tiêu, tính toán sai hay tiền ký thác chưa vào trương mục. Thí dụ, quý vị quyết định sẽ không để tiền trong trương mục bị xuống dưới $100 Mỹ kim. (Một số người điều chỉnh bản ghi chú chi tiêu để nó không phản ánh số tiền phụ trội và họ không có ý định tiêu món tiền đó.)

Nếu quý vị thấy khó trang trải hết các chi tiêu mà vẫn còn đủ tiền trong trương mục, nên kiếm một cố vấn viên tài chánh giúp quý vị. NFCC (National Foundation for Credit Counseling) là mạng lưới các hội đoàn tư vấn tài chánh vô vụ lợi toàn quốc. Quý vị vào trang mạng của Hội (www.nfcc.org) hay gọi số 800-388-2227 để tìm một cơ quan thành viên. Các dịch vụ thường miễn phí hay tính giá thấp.

Hướng Dẫn và Trợ Giúp

Nếu quý vị cảm thấy có sai lầm khi quý vị bị tính lệ phí phạt không tiền bảo chứng trong trương mục, xin liên lạc trực tiếp với ngân hàng của quý vị để giải quyết vấn đề. Nếu không hài lòng với kết quả, quý vị có thể điền đơn khiếu nại đến Văn Phòng Consumer Financial Protection Bureau (CFPB) tại www.consumerfinance.gov/complaint/ hay gọi số 855-411-2372.

Nhiều ngân hàng sẽ hoàn trả lại lệ phí phạt trương mục không tiền bảo chứng nếu đó là lần đầu tiên xảy ra, và cho dù có xảy ra thêm sau đó, ngân hàng cũng vẫn hoàn trả lại lệ phí phạt nếu như nó ít khi nào xảy ra (thí dụ, một lần trong một năm hay dưới một lần) và quý vị là khách hàng lâu năm của họ. Tuy nhiên, ngân hàng không có bổn phận phải hoàn trả hay giảm lệ phí.

Một trong các cách tốt nhất để tránh bị tính lệ phí cao một cách vô lý là đọ giá các trương mục ngân phiếu. Trang “Best Checking Accounts” của NerdWallet (https://www.nerdwallet.com/banking/best-checking-accounts) là một trong nhiều công cụ trên mạng điện toán giúp quý vị so sánh các lệ phí và chọn trương mục nào phục vụ quý vị tốt nhất. Ngân hàng công đoàn đôi khi tính lệ phí thấp hơn các ngân hàng khác vì đó là ngân hàng vô vụ lợi cho thành viên. Xin viếng www.asmarterchoice.org để kiếm một ngân hàng công đoàn quý vị đủ tiêu chuẩn tham gia và biết về lệ phí của họ.

Published / Reviewed Date

Reviewed: September 12, 2018

Download File

The right overdraft protection plan (Vietnamese)
File Name: Overdraft_Protection_2018_VN.pdf
File Size: 0.33MB

Sponsors

Rose Foundation

Filed Under

Banking   ♦   Money Management   ♦  

Copyright

© 2015 –2024 Consumer Action. Rights Reserved.

 

Tags/Keywords

 
 

Quick Menu

Facebook FTwitter T