Insuring yourself in the ‘sharing economy’ (Vietnamese)

Tự Bảo Vệ Quý Vị Trong “kinh tế trao đổi"

Nền “kinh tế trao đổi” có thể giúp cho quý vị có nhiều cách kiếm tiền mới, nhưng cũng giống như bất kỳ các nghề buôn bán hay nghề tự do nào khác, nó có các vấn đề về bảo hiểm quý vị nên để ý tới. Ấn bản này giải thích các rủi ro tiềm ẩn liên hệ đến từng loại “trao đổi,” các bảo hiểm nào thường được cung cấp bởi “mặt bằng” liên đới tới người tiêu dùng, bảo hiểm cá nhân của quý vị có thể không đủ bảo vệ ra sao, các lựa chọn nào khác để bảo vệ quý vị hoàn toàn, và tìm thêm nguồn hướng dẫn và trợ giúp ở đâu. 

The "sharing economy" can offer you new ways to earn, but, as with any business or self-employment venture, there are insurance issues to consider. This publication explains the potential risks associated with each type of "sharing," what protection is typically available from the "platforms" that connect users, how your personal insurance may fall short, what your options are for full protection, and where to get more information.

Insuring yourself in the ‘sharing economy’ (Vietnamese)

Publication Series

Download File

PDF files may contain outdated links.

Insuring yourself in the ‘sharing economy’ (Vietnamese)
File Name: InsuranceSharingEconomy_2017_VN.pdf
File Size: 0.4MB

Languages Available

Table of Contents

Người tiêu thụ ở Hoa Kỳ ngày càng đón nhận nền 'kinh tế trao đổi' (sharing economy) mới, khi cá nhân không phải công ty, bán các dịch vụ cho nhau. Giao dịch giữa "Peer-to-Peer" (P2P) nghĩa là "cá nhân với cá nhân" trên mạng điện toán, và qua trung gian của các công ty như Airbnb, Uber và Task-Rabbit, đó chỉ là một số ít "mặt bằng" (platform) mới đặt nền tảng giao dịch chính qua mạng điện toán.

Vì tính chất giao dịch cá nhân nên người ta dễ quên khía cạnh thương mại của dịch vụ mua, bán hay mướn. Nó bao gồm việc làm thế nào để bảo vệ quý vị nếu như có bất trắc xảy ra. Cho dù đang cho du khách mướn nhà, kiếm thêm tiền qua dịch vụ chuyên chở khách, được trả tiền cho các dự án sửa chữa nhà cửa hay bán sản phẩm tự làm, quý vị cần biết chắc mình có bảo hiểm cần thiết để tận dụng kinh tế chia sẻ, nhưng tiền không bị mất.

Ghi chú: Các loại dịch vụ P2P (cá nhân với cá nhân) đang mọc lên như nấm. Mỗi loại trao đổi khác nhau đẩy quý vị đến các nguy cơ tiềm ẩn về trách nhiệm và tài sản mà quý vị phải quan tâm và tự bảo vệ mình trước khi tham gia. Trong đa số trường hợp, các bảo hiểm quý vị cần nghĩ đến cũng giống như các bảo hiểm quý vị phải có khi làm ăn trong tư cách cá nhân độc lập (là đối tác độc lập hay chủ công ty), bất kể quý vị có buôn bán trong nền "kinh tế chia sẻ" thông qua "mặt bằng" trung gian hay không.

Dư nhà/phòng cho thuê

Có các dịch vụ trên mạng điện toán, như Airbnb, VRBO và HomeAway, phối trí các dịch vụ mướn chỗ ở trong thời hạn ngắn giữa các người lạ với nhau. Ai cũng có thể ghi danh vào các dịch vụ này, một là cho mướn hay tìm nhà hoặc phòng tư nhân cho thuê. Việc công ty chọn lọc số lượng nhà/phòng trước cũng khác nhau, từ chọn lọc một số (Airbnb) đến không chọn lọc gì cả (VRBO và HomeAway). Người sử dụng dịch vụ viết phê bình về chủ nhà và khách để giúp quý vị tự chọn lọc lấy.

Khi quý vị là chủ nhà: Nghe qua tưởng là dễ làm để kiếm thêm tiền, nhưng cho mướn nhà, hay phòng của quý vị cũng có nguy hiểm. Quý vị cần thận trọng khi cho mướn nhà/phòng vì đã có không ít các câu chuyện "khách" cố ý phá phách nhà của chủ nhà, ăn cắp hay dùng chỗ mướn để làm chuyện bất hợp pháp.

Ngay cả người mướn dù có đàng hoàng cách mấy cũng có thể làm hư hại tài sản của quý vị vì bất cẩn: quên khoá vòi nước khiến nước tràn ra hư hại căn chung cư phía dưới của hàng xóm, họ quên khoá cửa và nhà của quý vị bị trộm, hoặc họ quên tắt bếp hay tắt lò sưởi gây ra hoả hoạn. Thương tích cũng có thể xảy ra --té lầu, hay bị tai nạn trong hồ bơi, trong bồn tắm sông hơi nóng hay phòng tập thể dục trong nhà.

Các hợp đồng của công ty bán bảo hiểm cho chủ nhà và cho người mướn dựa trên cách bất động sản sẽ được sử dụng ra sao và mức độ nguy hiểm liên hệ tới cách sử dụng đó. Cho mướn hết hay chỉ một phần căn nhà của quý vị sẽ tăng phần rủi ro của quý vị và công ty bảo hiểm.

Dựa theo tin tức hướng dẫn về bảo hiểm của Insurance Information Institute (III) (Thông Tin Về Bảo Hiểm), quý vị được bảo hiểm theo tiêu chuẩn căn bản của hợp đồng bảo hiểm cho chủ nhà và người mướn nếu quý vị chỉ thỉnh thoảng cho mướn nhà (xin xem http://www.iii.org/article/what-type-of-insurance-do-i-need-if-im-renting-out-my-home).

Tuy nhiên, hãng bảo hiểm vẫn có thể buộc quý vị thông báo trước hay mua một "endorsement." ("Endorsement" hay "rider," là văn bản bổ túc trong hợp đồng bảo hiểm mà nó thay đổi hợp đồng bảo hiểm, điều kiện hay điều lệ.) Nếu quý vị cho mướn nhà thường xuyên, hãng bảo hiểm có thể coi đó là thương mại và như thế, họ buộc quý vị mua một bảo hiểm thương mại - cụ thể là một hợp đồng bảo hiểm của một nhà trọ hay một căn phòng trọ – hoặc hợp đồng bảo hiểm của chủ thuê.

Nếu quý vị dùng mặt bằng trung gian trên mạng điện toán để cho thuê nhà, công ty có thể cung cấp một số bảo hiểm cho quý vị. Thí dụ, dựa theo trang điện toán của công ty kể từ tháng 10/4/17, Airbnb cung cấp bảo hiểm "Host Protection Insurance", trị giá lên đến $1 triệu để bảo hiểm chính cho các biến cố mà phía thứ ba khai báo bị thương tích thân xác hay tài sản bị thiệt hại liên hệ đến chổ cho thuê của Airbnbn. (Hợp đồng chính có nghĩa là hợp đồng này sử dụng đầu tiên, trước khi các hợp đồng bảo hiểm cá nhân nào khác của quý vị sẽ được sử dụng). Các thí dụ được bảo hiểm trả đã đăng trên trang mạng của công ty như: khách trọ kiện chủ nhà cổ tay của họ bị gãy sau khi họ bị té trong nhà; khách trọ kiện chủ nhà và chủ thuê của chủ nhà sau khi họ bị thương bởi một máy tập đi bộ trong phòng tập thể dục của toà chung cư; và một cư dân kiện chủ nhà và chủ nhân của toà cao ốc khi một khách trọ ở thời gian ngắn làm rơi chiếc hành lý lên bàn chân của cư dân đó trong hành langcủa toà cao ốc.

Hãng Airbnb cũng cung cấp "Host Guarantee," là chương trình bảo vệ chủ nhà lên đến $1 triệu dollars về thiệt hại nếu chỗ ở hay tài sản sở hữu của họ bị thiệt hại bởi người trọ. Có các trường hợp ngoại lệ (thí dụ, đồ quí giá không được bảo hiểm này trả), và Airbnb cũng khuyến khích chủ nhà duyệt qua và hiểu các điều lệ trong hợp đồng bảo hiểm cá nhân của họ và ý thức rằng không phải tất cả hợp đồng bảo hiểm nào cũng sẽ bồi thường cho các thiệt hại hay mất mát do người ở trọ gây ra.

Trong khi hãng Airbnb cung cấp cho người sử dụng một số bảo vệ, các công ty khác có thể cung cấp ít hơn hay chẳng cung cấp bảo hiểm gì cả. (Một số hãng như VRBO và HomeAway, cung cấp bảo hiểm tuỳ chọn với một lệ phí). Bảo hiểm của công ty cung cấp và hợp đồng bảo hiểm của họ là tự nguyện và họ có thể thay đổi bất kỳ lúc nào.

Một số chuyên gia khuyên quý vị chỉ nên cho người muốn trọ nào có thể chứng minh họ có bảo hiểm nhà, bảo hiểm của người ở trọ và/hay bảo hiểm cá nhân riêng của họ. Vì vậy, nếu nhà của quý vị bị thiệt hại, quý vị có thể khai báo dưới tên hợp đồng bảo hiểm của họ (nếu hợp đồng bảo hiểm của họ có bảo hiểm thêm cho các trường hợp như vậy). Nó giúp quý vị có thêm nguồn bảo hiểm, nhưng không có gì là bảo đảm.

Cách tốt nhất để tránh bị trường hợp của cải không được hãng bảo hiểm bồi thường là quý vị nên tư vấn với hãng bảo hiểm của mình hay chuyên viên bảo hiểm trước khi mời một khách ở trọ vào nhà của quý vị. Ngoài ra, hãng bảo hiểm có thể khuyên quý vị mua một bảo hiểm bao thầu tất cả (umbrella liability). Bảo hiểm bao thầu tất cả sẽ bồi thường các khoản tiền lên đến mức giới hạn của nó, thường có thể là $1 triệu dollars, sau khi tiền bồi thường thiệt hại của hợp đồng bảo hiểm xe hay nhà/mướn của quý vị đã trả đến mức giới hạn. Nghe có vẻ khó cáng đáng thêm, nhưng mua thêm bảo hiểm có giá trị bồi thường 1 triệu dollars chỉ tốn thêm khoảng vài trăm dollars mỗi năm.

Khi quý vị là người ở trọ: Trước khi mướn nhà của người nào, quý vị cần nên điều tra xem làm thế nào quý vị được bảo vệ nếu như quý vị làm hư hại chỗ ở hay chịu trách nhiệm cho thương tích của người nào khi quý vị đang ở đó. Hợp đồng bảo hiểm cho chủ nhân căn nhà hay cho người ở trọ chắc có thể bồi thường cho các trường hợp đòi bồi thường do quý vị gây ra và cũng có thể bồi thường cho quý vị trong các trường hợp tai nạn hay thương tích, nhưng vì điểu lệ của hợp đồng bảo hiểm khác nhau, nên cách tốt nhất là quý vị nên hỏi hãng bảo hiểm trước khi mướn nhà hay phòng.

Dùng xe chung, làm tài xế của dịch vụ P2P chia sẻ xe và giao hàng theo yêu cầu

Có rất nhiều cơ hội kiếm thêm tiền bằng chiếc xe hơi riêng của quý vị. Nên hiểu về các nguy cơ, các trách nhiệm và chọn lựa bảo hiểm trước khi tham gia vào dịch vụ này.

Dùng xe chung

Khi quý vị là tài xế: Tiềm năng có thể kiếm được hàng trăm hay ngay cả hàng ngàn dollars trong một tháng đã lôi cuốn nhiều người lái xe đến với Uber, Lyft và các dịch vụ dùng xe chung tương tự khác, những người cần xe chở đi có thể dùng app trong điện thoại di động để kêu một tài xế có xe riêng đã ghi danh vào dịch vụ đưa đón có trả tiền.

Khi cách kiếm tiền thêm nay trông có vẻ đơn giản, nhưng quý vị có thể đặt mình vào hoàn cảnh tài chánh rối rắm nếu chở khách đi mà không có đủ bảo hiểm.

Loại bảo hiểm xe thông thường không được đề ra hay trả (dựa theo văn bản) cho các sinh hoạt thương mại. Có nghĩa là các khai báo đòi bồi thường của quý vị có thể bị bác và/hay hợp đồng bảo hiểm của quý vị có thể bị huỷ nếu quý vị dùng xe của mình để chở khách kiếm tiền và hãng bảo hiểm biết được. Quý vị có thể nghĩ tiền kiếm được đáng giá hơn nguy cơ bị mất bảo hiểm phải không? Nhưng người lái xe nào bị hãng bảo hiểm huỷ hợp đồng bị liệt vào diện "nguy cơ cao" và tiền trả bảo hiểm hàng tháng của quý vị sau này cao hơn nhiều.

Hãng Uber và Lyft có cung cấp bảo hiểm cho người lái xe gia nhập. Tuy nhiên, các công ty này vẫn buộc họ phải có bảo hiểm xe riêng, vì thế quý vị không thể thoát khỏi việc phải có bảo hiểm xe riêng.

Vì mục đích bảo hiểm, thời biểu dùng xe chung được chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn 1 là khi quý vị nhập vào app và chờ có người gọi yêu cầu; Giai đoạn 2 là khi quý vị đã chấp nhận yêu cầu chở đi nhưng chưa có khách ngồi trong xe của quý vị, và Giai đoạn 3 là khi quý vị có khách ngồi trong xe của quý vị. Cả Uber và Lyft cung cấp bảo hiểm bồi thường cho tài xế của họ trong Giai đoạn 2 và 3.

Dựa theo trang điện toán của các công ty vào tháng 4/10/17, UberLyft cung cấp bảo hiểm chính trị giá lên đến $1 triệu dollars trong trường hợp khách hàng kiện quý vị. Họ cũng có bảo hiểm $1 triệu dollars cho người lái xe không có bảo hiểm/không đủ bảo hiểm thương tích, nó bồi thường cho thương tích trên người cho những ai ngồi trong xe của tài xế nào không có bất kỳ bảo hiểm hay bảo hiểm không đầy đủ. Hãng bảo hiểm bồi thường đụng xe một chiều cho lỗi của người lái "contingent collision" và bồi thường hai chiều lỗi hay không phải lỗi của người lái "comprehensive coverage" để trả cho các thiệt hại cho xe của quý vị trong Giai Đoạn 2 và 3, nhưng bảo hiểm chỉ bồi thường nếu quý vị cũng có bảo hiểm riêng tương tự như vậy (và quý vị sẽ phải trả cho công ty tiền "deductible" (tiền trả cho thiệt hại trước). Bảo hiểm của công ty có dịch vụ dùng xe chung – không phải là bảo hiểm riêng của quý vị – áp dụng trong giai đoạn này. (Nếu quý vị có bảo hiểm loại thương mại hay bảo hiểm riêng có bồi thường khi cho đi chung xe, bảo hiểm bồi thường dùng xe chung của công ty có thể chỉ được dùng nếu/khi bảo hiểm của quý vị đã trả đến mức giới hạn.)

Các thí dụ (giả dụ quý vị không có bảo hiểm xe cá nhân loại thương mại hay hợp đồng bảo hiểm "rideshare"):

  • Xe của quý vị bị đụng bởi một người lái xe không có bảo hiểm, quý vị và hành khách bị thương tích. Bảo hiểm trị giá $1 triệu dollars của công ty dịch vụ dùng xe chung cho tài xế không có bảo hiểm/không đủ bảo hiểm sẽ bồi thường, trả cho các thương tích lên đến $1 triệu dollars. Bảo hiểm bồi thường đụng xe của công ty trả cho các thiệt hại trên chiếc xe của quý vị, trừ đi số tiền trả trước cho thiệt hại (Uber là $1,000 dollars và Lyft là $2,500 dollars), nếu quý vị có bảo hiểm bồi thường cho người bị quý vị đụng (cho dù bảo hiểm của quý vị không trả cho dịch vụ dùng xe chung).
  • Quý vị gây ra tai nạn khi đang chở hành khách trong xe. Bảo hiểm của công ty dùng xe chung trị giá $1 triệu sẽ trả cho khách hàng bị thương và bảo hiểm va chạm sẽ trả tiền sửa chữa hư hại trên xe của quý vị, trừ đi số tiền quý vị phải trả trước là $1,000 (Uber) hay $2,500 (Lyft). Bảo hiểm của công ty dịch vụ dùng xe chung không trả cho các thương tích nặng (bị gẫy chân cần phải giải phẫu), và bảo hiểm riêng của quý vị cũng không trả.

Trong Giai Đoạn 1, khi quý vị nhập vào app và chờ hành khách yêu cầu. Uber và Lyft cung cấp bảo hiểm trả rất ít cho lỗi của quý vị đụng - loại contingent (bảo hiểm phụ) ở một số tiểu bang, thay vì bảo hiểm chính: $50,000/$100,000/$25,000 (thương tích trên người lên đến $50,000/cho cá nhân/cho tai nạn với tổng số $100,000/cho tai nạn và lên đến $25,000 cho thiệt hại tài sản), nhưng chỉ khi nào bảo hiểm riêng của quý vị không trả.

Ở một số tiểu bang, bao gồm California và Colorado có ban hành luật buộc phải có bảo hiểm chính trả cho người bị đụng ở Giai Đoạn 1. Để chấp hành luật, Uber và Lyft buộc người lái xe phải có bảo hiểm bồi thường cho người bị đụng là bảo hiểm "chính" (loại phải trả trước) trong các tiểu bang đó. Các công ty cung cấp bảo hiểm không bồi thường khi đụng xe trong giai đoạn này. Khi không mở app lên, dĩ nhiên quý vị sẽ không được bảo hiểm bởi công ty cung cấp dịch vụ dùng xe chung. Loại bảo hiểm và số tiền bồi thường cụ thể khác nhau giữa các công ty và nó có thể thay đổi bất kỳ lúc nào.

Thí dụ:

  • Quý vị nhập vào Uber hay Lyft app, chờ có hành khách yêu cầu, khi quý vị đụng phải một người đi xe đạp đằng trước xe của quý vị. Nếu quý vị ở trong một tiểu bang mà bảo hiểm ở Giai Đoạn 1 là "contingent," quý vị phải khai báo tại nạn tới hãng bảo hiểm riêng của quý vị. Bảo hiểm của công ty cung cấp dịch vụ dùng xe chung chỉ bồi thường nếu hãng bảo hiểm xe của quý vị từ chối trả. Nếu quý vị sống trong một tiểu bang mà bảo hiểm ở Giai Đoạn 1 là bảo hiểm chính, quý vị sẽ khai báo với công ty cung cấp dịch vụ dùng xe chung. Nếu bảo hiểm của công ty này trả, nó sẽ trả cho các thương tích của người đi xe đạp, và các thiệt hại trên chiếc xe đạp, lên tới con số giới hạn trong hợp đồng bảo hiểm ($50,000/$100,000/$25,000). Nó sẽ không trả cho các thương tích và các hư hại trên xe của quý vị.

Để lúc nào cũng hoàn toàn tự bảo vệ mình, quý vị sẽ cần có loại bảo hiểm xe riêng mà nó cho quý vị gia nhập vào dịch vụ dùng xe chung (nói cách khác, hãng bảo hiểm sẽ không huỷ hợp đồng bảo hiểm của quý vị nếu họ biết được quý vị chở hành khách có trả tiền cho quý vị) và bồi thường cho Giai Đoạn 1. Nếu không có bảo hiểm, khi tai nạn xảy ra mà phần lỗi về mình, quý vị sẽ phải tự trả tiền sửa chữa xe và hoá đơn chữa trị thương tích và quý vị sẽ phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ các khai báo đòi bồi thường nào vượt quá số tiền bồi thường của công ty cung cấp dịch vụ dùng xe chung ở Giai Đoạn 1.

Làm nghề tự do, quý vị cũng sẽ không nhận được tiền bồi thường tai nạn lao động hay tiền thất nghiệp nào cả nếu tai nạn xe cộ làm cho quý vị không thể hay không lái xe được nữa. (Ghi chú: trong các tiểu bang có luật "No-fault" (không phải lỗi của ai), hãng bảo hiểm của quý vị bồi thường các thiệt hại cho quý vị không cần biết lỗi của ai. Nhưng hầu hết các tiểu bang có luật phải biết lỗi của ai, và bên phạm lỗi cũng như hãng bảo hiểm của họ chịu trách nhiệm trả cho các thiệt hại/ khai báo đòi bồi thường.)

Nói chung, các lựa chọn bảo hiểm của quý vị là:

  • hợp đồng bảo hiểm loại thương mại, nhưng loại này rất đắt;
  • hợp đồng bảo hiểm của công ty dịch vụ dùng xe chung trả cho tất cả các giai đoạn dùng chung xe (quý vị sẽ được trả trùng hợp nhau từ hai hãng bảo hiểm ở một mức độ nào đó)
  • Bảo hiểm ở Giai Đoạn 1, bồi thường cho người bị quý vị đụng mà Uber/Lyft không trả và có thể tăng mức giới hạn bồi thường; hay
  • hợp đồng bảo hiểm xe riêng chấp nhận cho quý vị gia nhập dịch vụ dùng xe chung nhưng họ không bồi thường thêm cho dịch vụ này, nhưng hãng bảo hiểm không huỷ hợp đồng bảo hiểm hay chỉ phạt tiền quý vị đã làm tài xế cho dịch vụ đi chung xe.
    • Hãng bảo hiểm đáp ứng cho nền kinh tế trao đổi đang phát triển mạnh bằng cách cống hiến một sản phẩm mới – bảo hiểm hỗn hợp - cho người gia nhập. Không phải tất cả hãng bảo hiểm đều tham gia, nhưng dựa theo NAIC, nhiều hãng bảo hiểm đang khai triển các sản phẩm để lấp các khoảng trống giữa hai bảo hiểm của công ty và cá nhân. Có nhiều loại bảo hiểm với mức giới hạn khác nhau. Thí dụ, The Rideshare Guy blog báo cáo một số bảo hiểm sẽ bồi thường cho quý vị ở Giai Đoạn 2 và 3 vì thế quý vị không bị lệ thuộc vào điều lệ phải trả một phần tiền thiệt hại "deductible" khi đụng xe của Uber là $1,000 và Lyft là $2,500.

      Cách tốt nhất quý vị nên hỏi hãng bảo hiểm hay người môi giới (broker) để biết hãng bảo hiểm xe riêng của quý vị sẽ bồi thường khi có tai nạn xảy ra hay không khi quý vị là tài xế cho dịch vụ dùng chung xe. Tuy nhiên, có nhiều báo cáo từ một số người tiêu thụ rằng bảo hiểm của họ bị huỷ vì một là họ thật lòng khai báo họ là tài xế của dịch vụ này, hai là họ dấu và bị bại lộ. Vì thế, cách tốt nhất quý vị nên tìm hiểu trước khi quý vị bắt đầu làm tài xế cho dịch vụ này.

      Nếu đã bắt đầu làm, trước tiên quý vị thử tìm hiểu thái độ của hãng bảo hiểm xe riêng của quý vị về dịch vụ dùng xe chung (thí dụ, nếu họ có cung cấp bảo hiểm hỗn hợp hay nếu có các báo cáo hãng sẽ huỷ các thân chủ nào là tài xế của dịch vụ cùng xe chung).

      Tìm trên mạng điện toán tên của hãng bảo hiểm cộng thêm "ridesharing" sẽ rất hữu dụng. Trang bình luận (blog) của Rideshare Guy cũng cho biết ý kiến tổng quát về các hãng bảo hiểm nào có bảo hiểm cho tài xế của dịch vụ dùng xe chung, và cung cấp một danh sách hãng bảo hiểm có bảo hiểm cho tài xế của dịch vụ này tuỳ theo tiểu bang (http://therideshareguy.com/rideshare-insurance-options-for-drivers/).

      Nguồn cung cấp tin tức tương tự của NerdWallet "Bảo hiểm cho Tài Xế dịch vụ dùng xe chung: Mua ở Đâu, Bảo Hiểm Gồm Những Gì" (Rideshare Insurance for Drivers: Where to Buy, What it Covers) ([url=http://www.nerd-wallet.com/blog/insurance/best-ridesharing-insurance/]http://www.nerd-wallet.com/blog/insurance/best-ridesharing-insurance/[/url]). Trong khi có ít lựa chọn, nếu có (tuỳ theo từng tiểu bang), quý vị cũng nên đọ giá nếu được, giống như khi quý vị chọn mua tất cả các loại bảo hiểm khác.

      Nên ý thức nếu quý vị bị đụng xe trong Giai Đoạn 1 và liên lạc với hãng bảo hiểm của quý vị (quý vị cũng nên liên lạc với Lyft hay Uber trong Giai Đoạn 2 và 3 trừ khi quý vị có bảo hiểm riêng loại thương mại hay bảo hiểm tài xế của dịch vụ dùng xe chung), nhân viên đại diện hãng bảo hiểm sẽ hỏi quý vị là tài xế của Uber hay Lyft.

      Nếu quý vị chưa tiết lộ mình là tài xế của dịch vụ dùng xe chung, đơn khai báo đòi bồi thường của quý vị có thể bị bác và/hay hợp đồng bảo hiểm bị huỷ. Nếu nói dối, quý vị bị mắc tội gian lận bảo hiểm. (Nhiều tiểu bang buộc quý vị phải nói cho hãng bảo hiểm xe riêng của quý vị và tên của những ai có dính líu trong tiến trình khai báo là quý vị đã có nhập vào app của dịch vụ dùng xe chung và sẵn sàng được mướn làm tài xế trong thời điểm xảy ra tai nạn.)

      Khi quý vị là hành khách: Xin viếng trang mạng của Ubercủa Lyft để biết các quy định cho tài xế giúp quý vị hiểu mình được bảo vệ ra sao và để quyết định về cách sử dụng các dịch vụ như vậy. Trong các quy định, cả hai Uber và Lyft đều buộc tài xế phải trên 21 tuổi, có bằng lái tối thiểu là một năm với hồ sơ lái xe sạch, không có tỳ vết gì về tù tội trong hồ sơ kiểm tra tội phạm và có bảo hiểm xe. Họ cũng buộc xe phải an toàn, thoải mái và trong tình trạng tốt đẹp.

      Cả Uber lẫn Lyft cho hành khách cơ hội chấm điểm tài xế. Trên lý thuyết, nó sẽ giúp loại bỏ các tài xế lái ẩu, nhưng phương thức chấm điểm này sẽ không có lợi cho quý vị nếu quý vị là một trong những hành khách đầu tiên của người tài xế.

      Đi chung xe P2P

      Khi quý vị là chủ nhân chiếc xe: Các giao dịch "Peer-to-Peer" (cá nhân với cá nhân) trong dịch vụ đi chung xe như Getaround, Turo (tên cũ là RelayRides) và JustSharelt giúp chủ nhân chiếc xe cho mướn xe của họ cho người nào đó cần xe.

      Giống như Uber và Lyft, các dịch vụ này thường cung cấp một số bảo hiểm cho người tham gia. Nhưng nó cũng có nhiều giới hạn giống nhau: Bảo hiểm khác nhau giữa các hãng, và cần hiểu quan điểm của hãng bảo hiểm xe riêng của quý vị về giao dịch P2P dùng xe chung trước khi quý vị gia nhập. Bảo hiểm xe riêng của quý vị hầu như chắc chắn sẽ không bảo hiểm cho quý vị khi xe của quý vị cho mướn, và hãng bảo hiểm có thể huỷ hợp đồng hay tăng tiền bảo hiểm nếu họ biết quý vị đang cho mướn xe. (Tuy nhiên, California, Oregon và Washington đã thông qua đạo luật cấm các hãng bảo hiểm không được loại bỏ khách hàng chỉ vì họ cho mướn xe của họ qua dịch vụ giao dịch P2P.)

      Nếu muốn tìm hiểu thêm, xin đọc "How Car Sharing Affects Your Auto Insurance" (Dịch Vụ Dùng Chung Xe Ảnh Hưởng Đến Bảo Hiểm Xe Riêng Của Quý Vị Ra Sao) của ValuePenguin và trong trang mạng của NerdWallet có so sánh các dịch vụ cho mướn xe của P2P (http://www.nerdwallet.com/blog/insurance/car-sharing-insurance/).

      Khi quý vị là người mướn xe: Khi mướn xe từ dịch vụ giao dịch P2P, trừ khi có các trường hợp ngoại lệ cụ thể, quý vị phải được bảo vệ bởi bảo hiểm xe của quý vị giống y như khi quý vị mướn xe từ một hãng cho mướn xe bình thường khác.

      Các công ty cung cấp dịch vụ mướn xe theo giao dịch P2P cũng cung cấp thêm bảo hiểm thứ hai (phụ) mà nó là là bảo hiểm chính cho người mướn không có mua bảo hiểm xe. Để biết thêm xin đọc "Car Sharing Insurance: For Zipcar, RelayRides, và Others" của WalletHub.

      Nếu quý vị dùng thẻ tín dụng để trả tiền mướn xe, nên hỏi công ty cấp thẻ cho quý vị để biết có thêm bảo hiểm nào khác được cung cấp --thường là chỉ cho một số hư hại và trộm cắp, nhưng không phải cho đụng xe. Nên lấy tin tức trực tiếp về bảo hiểm từ công ty cấp thẻ tín dụng, trên văn bản.

      Để biết thêm chi tiết về bảo hiểm khi mướn xe, xin đọc "Rental Car Insurance" trong trang mạng của Viện Insurance Information Institute và các bảo hiểm phụ trội khi mướn xe trong "Renting a car? Know whether your card adds insurance" của CreditCards.com.

      Giao Hàng Theo Yêu Cầu

      Các giới hạn trong hợp đồng bảo hiểm xe riêng cũng áp dụng cho các loại hoạt động thương mại khác. Nó bao gồm luôn dịch vụ giao hàng, cho dù đó là các dịch vụ của DoorDash, Postmaster, UberEats hay Amazon Flex, hay tiệm bán bánh pizza.

      Để biết chắc mình được bảo vệ, quý vị nên biết loại bảo hiểm nào nếu có mà công ty cung cấp cho người lái xe. Thí dụ, đầu năm 2017, Amazon Flex cung cấp bảo hiểm một chiều (liability) trả cho người giao hàng trị giá lên đến $1 triệu dollars, bảo hiểm $1 triệu dollars cho người lái xe không có/không đủ bảo hiểm, và $50,000 bảo hiểm hai chiều (comprehensive) và một chiều (nếu quý vị đã có bảo hiểm riêng hai chiều/một chiều) khi đi giao hàng, nhận hàng và trả lại hàng không người nhận. (Tài xế ở New York không đủ tiêu chuẩn nhận bảo hiểm của Amazon Flex vì họ bị buộc phải mua bảo hiểm loại thương mại.) Dĩ nhiên, bảo hiểm của Amazon Flex có thể bị thay đổi hay huỷ bỏ bất kỳ lúc nào. Các công ty có liên hệ đến dịch vụ có tài xế giao hàng cho khách có thể cung cấp bảo hiểm ít tiền hơn, hay nhiều hơn hoặc là không có.

      Quý vị nên để ý mua bảo hiểm loại dùng chung xe không nhất thiết sẽ bảo hiểm luôn cho lái xe đi giao hàng, quý vị nên hỏi thật cụ thể về loại bảo hiểm lái xe đi giao hàng, hay bảo hiểm của cả hai vừa cho tài xế dịch vụ cùng xe chung và đi giao hàng, nếu quý vị làm cả hai.

      Các Dịch Vụ Làm Theo Yêu Cầu

      Một tên khác của kinh tế "trao đổi" (sharing) là kinh tế "gig," nó phát xuất từ kỹ nghệ giải trí, khi "gig"là một vụ trình diễn chuyên nghiệp ngắn, chỉ một lần. Một trong những công ty trung gian nổi tiếng cung cấp các dịch vụ ngắn hạn kết nối những ai cần người làm những dịch vụ tư nhân và các dự án cần người giúp để hoàn tất - đôi khi cùng ngày. Nhân viên thời vụ (taskers) là người nhận việc (gig) qua công ty TaskRabbit, họ sẽ đưa ra ngày giờ và giá cả của họ. Những ai muốn mướn nhân viên thời vụ sẽ chọn qua app dựa theo khả năng chuyên môn, giá cả, đang rảnh, v.v. Tiền trả qua app.

      Khi quý vị là nhân viên thời vụ: Quý vị có thể tự hỏi có chuyện gì xấu xảy ra khi nhận việc (gig) sẽ khiến tiền bạc của quý vị bị rối rắm. Hãy suy nghĩ đến chuyện có thể sẽ xảy ra nếu quý vị được mướn để ráp một kệ sách và quý vị lỡ làm đổ nguyên cái kệ sách cao bẩy feet xuống giàn âm thanh giải trí của khách hàng và/hay gần chỗ em bé ngủ.

      Nói chung, nếu quý vị gây thương tích cho ai hay làm hư hại cái gì khi được mướn làm, loại bảo hiểm cho chủ nhà hay cho người ở trọ không bồi thường cho các tai nạn này vì bảo hiểm cá nhân không bồi thường cho các hoạt động thương mại.

      Để được bảo vệ, quý vị sẽ phải có một hợp đồng bảo hiểm thương mại phù hợp, hay quý vị bị buộc phải dựa vào bảo hiểm, nếu có, của công ty trung gian giới thiệu việc cho quý vị. (Nên chú ý cho dù hợp đồng bảo hiểm cho chủ căn nhà hay cho người ở trọ mua riêng sẽ bồi thường cho các mất mát cho người mua bảo hiểm gây ra bởi quý vị, hãng bảo hiểm này sẽ theo đuổi và bắt quý vị phải bồi hoàn tiền cho họ).

      TaskRabbit không phải là một công ty trung gian duy nhất, và các công ty khác đang mọc lên như nấm. Nhiều công ty cung cấp một số bảo hiểm (thí dụ như DogVacay cung cấp bảo hiểm thú y cho "Khách" chó ([http://services.dogvacay.com/services/insurance/]), các giới hạn, tiền tự trả thiệt hại trước (deductible), các trường hợp ngoại lệ và tiến trình khai báo trong hợp đồng bảo hiểm sẽ khác nhau.

      Một số công ty trung gian có thể không cung cấp bảo hiểm nào cả. Điều quan trọng quý vị cần hiểu là quí vị có bảo hiểm nào không để quý vị không phải bỏ tiền riêng ra bồi thường vì hậu quả của một vụ khai báo đòi bồi thường mà không có bảo hiểm.

      Nên nhớ, nhiều công ty có cung cấp bảo hiểm cho quý vị, nhưng quý vị cũng vẫn có thể bị kiện (một là bị kiện chung với công ty, vì công ty bác bỏ đơn khai báo đòi bồi thường hay vì số tiền mất mát vượt quá số tiền bảo hiểm giới hạn của công ty).

      Khi quý vị là thân chủ: Quý vị có thể được bồi thường cho các thiệt hại hay thương tích do người quý vị mướn qua trung gian của một công ty gây ra hay được "bảo đảm" bởi bảo hiểm của công ty trung gian tìm nhân viên thời vụ cho quý vị. Thí dụ, dựa theo trang mạng của công ty vào tháng 4/10/17, chiếu theo lời cam kết của TaskRabbit Happiness ([url=https://www.taskrabbit.com/pledge]https://www.taskrabbit.com/pledge[/url]), công ty sẽ bồi thường cho thân chủ lên đến $1,000,000 cho mỗi mất mát về của cải bị thiệt hại hậu quả gây ra bởi sự bất cẩn của nhân viên thời vụ hay lên đến $10,000 cho vụ của cải bị mất cắp bởi nhân viên thời vụ, hoặc lên đến $10,000 cho thân thể bị thương tích nặng bởi người sử dụng và gây ra bởi người sử dụng khác.

      Khai báo đòi bồi thường phải được điền trong vòng 14 ngày tính từ ngày mướn nhân viên thời vụ làm và không được nằm trong danh sách các mất mát ngoại lệ. Bảo hiểm này là bảo hiểm phụ, nghĩa là nó chỉ bồi thường khi bảo hiểm cá nhân của quý vị đã trả đến mức giới hạn hay từ chối không trả.

      Nên hỏi công ty quý vị dùng để liên đới với các thân chủ hay nhân viên về loại bảo hiểm công ty cung cấp cho người sử dụng, nếu có.

      Nếu người quý vị mướn bị thương tích trong nhà của quý vị hậu quả của sự bất cẩn từ phía quý vị, loại bảo hiểm cho chủ nhà hay cho người ở trọ mà quý vị mua sẽ bồi thường. Điều đó cũng đúng cho trường hợp nếu như con chó của quý vị cắn ai đó khi nó đang được dắt đi bởi người dắt chó của công ty DogVacay quý vị mướn, giả dụ rằng người dắt cho này bất cẩn.

      Khi hầu hết chủ nhân căn nhà có mua bảo hiểm vì đó là quy định của công ty cho vay địa ốc hay vì họ có căn nhà có giá trị đáng kể cần được bảo vệ, nhưng đại đa số người ở trọ không mua bảo hiểm. Bảo hiểm cho người ở trọ thường có thể chỉ có $15 mỗi tháng cho hợp đồng căn bản.

      Nếu quý vị không có loại bảo hiểm cho chủ nhân căn nhà hay cho người ở trọ, quý vị có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường hết nếu đơn đòi bồi thường không được hãng bảo hiểm của người nào đó (như công ty trung gian) trả. Nếu quý vị là người ở trọ, bảo hiểm của chủ thuê không bồi thường cho tài sản của quý vị hay chịu trách nhiệm cho các đơn khai báo đòi quý vị phải bồi thường.

      Thị trường P2P

      Thị trường P2P trên mạng điện tử để kết nối những người cần/muốn cái gì với những người có đồ vật để bán và/hay cho mướn. Thí dụ, Etsy là một thị trường P2P nổi tiếng bán các đồ vật làm tại nhà, từ áo quần, trang sức và xà bông cho đến đồ để trang trí, bàn ghế và đồ chơi. Các mặt bằng để cho vay/mượn hay mướn đồ vật như dụng cụ và thiết bị thể thao thì nhỏ hơn, nhưng nó vẫn có.

      Khi quý vị người bán/chủ nhân: Các thí dụ cho thấy mọi bất trắc có thể xảy ra khi quý vị bán đồ đạc từ việc trẻ thơ bị mắc nghẹn vì các sợi chỉ tơi ra từ tấm chăn quý vị khâu, người nào đó bị dị ứng nghiêm trọng với kim loại không rõ nguồn gốc mà quý vị đã dùng làm bông tai, hay con chó của ai đó bị bệnh vì ăn các bánh bít quy quý vị nướng. Người mua bị thương tích không chỉ là mối nguy cơ độc nhất.

      Thí dụ, garage của quý vị bị cháy vì thiết bị la-se quý vị dùng bốc cháy, hay tài xế UPS vấp ngã trên thảm nhà của quý vị khi anh ta đến nhận hàng quý vị muốn gởi đi, là các "hiểm hoạ" khác (ngôn ngữ của hãng bảo hiểm cho nguy cơ). Các thí dụ về bất trắc khác khi quý vị cho mướn thiết bị bao gồm người nào đó té từ chiếc thang của quý vị vì một nấc thang bị gãy hay người nào bị thương tích ở đầu vì chiếc mũ bảo hiểm của quý vị quá cũ và nó không còn bảo vệ tốt nữa.

      Nói chung, loại bảo hiểm cho chủ nhà và cho người ở trọ thông thường không trả cho các khai báo đòi quý vị bồi thường hậu quả từ các vụ thương mại mà nó bao gồm bán hay cho mướn sản phẩm, tư trang, v.v.

      Tuỳ theo quý vị bán hay cho mướn cái gì và có thường làm hay không, hãng bảo hiểm cho chủ nhà hay cho người ở trọ mà quý vị mua sẽ có thể bổ sung trong hợp đồng bảo hiểm các bồi thường như trên.

      Nhưng hãng bảo hiểm có thể sẽ không chịu bổ sung bảo hiểm trong hợp đồng, và như vậy quý vị phải mua thêm bảo hiểm thương mại và/hay bảo hiểm một chiều (liability) (Bảo hiểm một chiều bảo vệ công ty khi bị đòi bồi thường hay bị kiện cho thương tích trên người hay tài sản bị thiệt hại do hãng sản xuất gây ra hay do các sản phẩm của công ty bán. Để biết thêm chi tiết, xin vào trang mạng "The Balance".

      Chắc ăn hơn hết, quý vị nên luôn tư vấn với hãng bảo hiểm của quý vị để biết loại bảo hiểm nào quý vị cần và nên thẳng thắn cho họ biết quý vị đang bán hay cho mướn cái gì, cho ai, thường xuyên không, loại thiết bị đặc biệt nào có thể dùng để sản xuất ra sản phẩm trong nhà của quý vị, hàng hoá nào cất giữ, ai đến nhà của quý vị để mua hàng hay giao hàng, quý vị có mướn ai hay không, v.v.

      Trạm trung gian mua bán quý vị dùng có thể cung cấp một số loại bảo hiểm hay bảo đảm cho các thứ như hàng đặt bị mất hay bị hư hại, hay đồ vật mướn bị hư hại hoặc bị ăn cắp. Nhưng quý vị thường sẽ không được công ty trung gian cung cấp cho bảo hiểm một chiều (liability). Nếu người nào sẽ kiện quý vị cho các thiệt hại hay thương tích gây ra bởi những thứ quý vị sản xuất hay cho họ mướn, gần như chắc chắn rằng quý vị sẽ phải đền. Không có bảo hiểm riêng như bảo hiểm bổ sung trong hợp đồng bảo hiểm cho chủ nhà hay cho người ở trọ hoặc bảo hiểm riêng biệt cho thương mại hay bảo hiểm trách nhiệm cho sản phẩm, tài sản hiện thời và thâu nhập trong tương lai của quý vị có thể bị mất.

      Khi quý vị là người mua/người mướn: Luôn luôn mua bán với người bán có uy tín. Nếu quý vị muốn mua hay mướn một người hay công ty không quen thuộc, nên coi qua các phê bình trên mạng và tìm hiểu trên mạng điện toán để biết càng nhiều càng tốt trước khi thực hiện một giao dịch. Nên để ý chỉ vì người ta bán hay cho mướn đồ vật trên chốn công cộng nên họ phải có bảo hiểm một chiều, nhưng không có nghĩa là họ có. Vì thế, quý vị (và/hay hãng bảo hiểm của quý vị) phải gánh hết nếu quý vị bị thương tích hay bị thiệt hại.

      Nên và Không Nên

      Dù quý vị ở bên bán hay mua trong kinh tế trao đổi, quý vị cần nên cẩn trọng để bảo vệ cá nhân và tài sản của quý vị. Nên quan tâm đến các điều dưới đây trước khi tham gia:

      Nên biết các quy luật trong tiểu bang của quý vị. Thí dụ, ở một số tiểu bang, như New York, buộc tài xế lái xe cho dịch vụ đi chung xe và giao hàng phải có bảo hiểm thương mại, và có thể phải có bằng lái xe thương mại. Để biết chắc các quy định của tiểu bang, nên liên lạc với cơ quan điều hành bảo hiểm của tiểu bang (http://www.naic.org/state_web_map.htm) và Nha Lộ Vận (http://www.dmvusa.com/). Nếu không tuân theo các quy định về bằng lái xe, hãng bảo hiểm sẽ từ chối đơn khai báo của quý vị và/hay có thể quý vị có thể bị truy tố nếu đụng xe.

      Nên hỏi hãng bảo hiểm của quý vị cái gì được bảo hiểm cái gì không. Thí dụ, nếu quý vị không còn mua bảo hiểm một chiều (liability) và/hay bảo hiểm hai chiều (comprehensive), quý vị sẽ không có bảo hiểm khi chiếc xe quý vị mướn qua dịch vụ giao dịch P2P dùng xe chung bị mất cắp hay bị hư hại. Nếu quý vị không có xe riêng, một số chuyên gia khuyên quý vị nên mua loại bảo hiểm "non-owner liability insurance" để được bảo vệ thêm.

      Nên chú trọng đến tất cả các loại bảo hiểm quý vị cần. Cho dù đang bị thách thức trên mặt pháp lý, nhưng nói chung, các công ty cung cấp kỹ thuật để kết nối quý vị với hành khách, thân chủ hay khách hàng đối xử với người được mướn như những đối tác độc lập hơn là nhân viên trong hãng của họ. Là một đối tác độc lập, quý vị không đủ tiêu chuẩn nhận tiền bồi thường tai nạn lao động nếu quý vị bị thương khi đang làm phận sự, hay không nhận được tiền thất nghiệp nếu nghề làm nhân viên thời vụ khan hiếm. Quý vị cũng sẽ phải tự chịu trách nhiệm cho bảo hiểm y tế của mình.

      Nên thành thật với hãng bảo hiểm của quý vị hay chuyên viên bảo hiểm về các kế hoạch của quý vị muốn kiếm tiền trong kinh tế trao đổi. Điều này sẽ giúp quý vị không bị thiếu bảo hiểm để bồi thường cho các mất mát hay hợp đồng bảo hiểm bị huỷ nếu như quý vị nói với hãng bảo hiểm quý vị cho mướn nhà của quý vị chỉ hai lần cuối tuần trong một năm, nhưng họ khám phá ra quý vị đã cho mướn nhà nhiều lần hơn như vậy.

      Nên đọc lại các thoả thuận và hợp đồng của công ty trung gian thường xuyên hay, cho người sử dụng thỉnh thoảng nên đọc mỗi khi quý vị dùng dịch vụ, vì các điều lệ có thể thay đổi bất kỳ lúc nào.

      Đừng đoán mò rằng quý vị được bảo hiểm cho từng cái mất mát. Các thiệt hại có thể không đủ tiêu chuẩn như đã khai báo đòi bồi thường cũng có thể xảy ra – Thí dụ, một người ở trọ đem rận vào nhà của quý vị. Các vấn đề về đáng giá và/hay không tiện nghi không được bảo hiểm cá nhân của quý vị hay được bảo vệ bởi bảo hiểm của công ty trung gian (mặt bằng) bồi thường là các điều quý vị nên quan tâm trước khi tham gia.

      Đừng vô ý cho phép khách trọ có quyền của một người thuê phòng. Thí dụ, ở San Francisco, người thuê được có quyền của một người thuê dài hạn trong một căn chung cư bằng cách ở nơi đó hơn 30 ngày. Nếu họ quyết định không chịu dọn ra sau đó, quý vị phải trải qua một tiến trình chính thức đuổi họ ra khỏi nhà, ngay cả khi họ đã ngừng không trả tiền thuê.

      Đừng chờ cho đến khi quý vị bị lãnh phần trách nhiệm mới tìm hiểu bảo hiểm bảo vệ hay không bảo vệ quý vị cái gì.

      Các Nguồn Giúp Đỡ

      Insurance Information Institute (III)

      National Association of Insurance Commissioners (Nha Thanh Tra Bảo Hiểm NAIC)

      Insure U (chương trình hướng dẫn quần chúng của NAIC)

      The Rideshare Guy (trang bình luận và hội luận trên mạng cho tài xế)

      NerdWallet (trang chỉ các phương tiện tài chánh và hướng dẫn cho người tiêu thụ)

      WalletHub (công cụ tài chánh cá nhân và hướng dẫn)

      Nolo [toà soạn pháp lý trên mạng điện toán, hướng dẫn miễn phí các tin tức về pháp luật và DIY (tự làm lấy)]

      Consumer Action (Cơ Quan Tác Động Giới Tiêu Thụ, là cơ quan vô vụ lợi phát hành các tin tức miễn phí và cung cấp các nguồn hướng dẫn cho người tiêu thụ)

Published / Reviewed Date

Published: August 25, 2017

Download File

Insuring yourself in the ‘sharing economy’ (Vietnamese)
File Name: InsuranceSharingEconomy_2017_VN.pdf
File Size: 0.4MB

Sponsors

Notes

Dự Án Hướng Dẫn về Bảo Hiểm do cơ quan Consumer Action biên soạn hướng dẫn.

Filed Under

Insurance   ♦  

Copyright

© 2017 –2024 Consumer Action. Rights Reserved.

 

Tags/Keywords

 
 

Quick Menu

Facebook FTwitter T