Protect Your Phone Records (Vietnamese)

Bảo Vệ Hồ Sơ Ðiện Thoại của Quý Vị

Hồ sơ điện thoại là một nguồn chi tiết cá nhân quan trọng nếu có người muốn lấy dữ kiện hồ sơ của quý vị cho những mục tiêu trái phép hay tai hại mà không được sự cho phép của quý vị. Ấn bản này giúp quý vị hiểu về những ai sẽ là người muốn lấy dữ kiện về hồ sơ điển thoại của quý vị, vì sao, làm thế nào họ có thể lấy được chi tiết cá nhân của quý vị và quý vị có thể làm gì để giảm nguy cơ quý vị là nạn nhân của việc đó.

Phone records are an important source of private information that someone might try to access without your consent for illegal or harmful purposes. This publication can help you understand who would want to access your phone records, why they might want to do it, how they try to access your private information and what you can do to reduce the chances of becoming a victim.

Hồ sơ điện thoại của quý vị là giấy tờ cần giữ kín vì nó hàm chứa rất nhiều tin tức cá nhân về quý vị, gia đình và các sinh hoạt của quý vị. Người nào biết được các số điện thoại quý vị đã gọi và hoá đơn điện thoại mà không có sự cho phép của quý vị, họ có thể dùng các dữ kiện này để hại hay nhằm ăn cắp cái gì của quý vị.

Nói dối hay giả vờ mình là người làm chủ trương mục đó nhằm lấy hồ sơ điện thoại và dữ kiện về trương mục điện thoại của người khác tiếng Anh gọi là “pretexting” có nghĩa là “giả vờ.” Ðây là hành vi phạm pháp chiếu theo luật của liên bang và của mỗi tiểu bang khi nói dối hay giả vờ là người nào đó để lấy hồ sơ điện thoại của người khác.

Ai sẽ là người muốn lấy dữ kiện về hồ sơ điện thoại của quý vị?

Những người này bao gồm:

  • Chồng/vợ ghen tuông hay người cứ theo quấy rầy.
  • Những người đang trong một cuộc ly dị rắc rối hay kiện tụng mà họ đang tìm kiếm điều bẩn thỉu.
  • Gián điệp của các công ty hay các cuộc vận động bầu cử đào bới chuyện để gièm pha.

Hồ sơ điện thoại của quý vị có thể đáng giá cho những người muốn ăn cắp nó. Kẻ trộm danh tánh có thể dùng các tin tức cá nhân để xin thẻ tín dụng hay dịch vụ điện thoại mà hoá đơn mang tên của quý vị. Người lường gạt chuyên nghiệp muốn ăn cắp các quỹ tài chánh của quý vị, họ có thể tìm ra ngân hàng của quý vị ở đâu hay các dịch vụ tài chánh nào quý vị dùng. Kẻ gian giả dạng là quý vị có thể dùng các dữ kiện trong hồ sơ điện thoại của quý vị nhằm làm chuyện phi pháp.

Những người được trả tiền để truy tìm quý vị thường dùng các thủ đoạn để lấy được hồ sơ điện thoại của quý vị mà đôi khi họ không có sự cho phép của các cơ quan thẩm quyền như lệnh của toà hay trát toà. Những người này bao gồm thám tử tư, người bảo lãnh tại ngoại hậu tra (bai bondsmen), người đòi nợ và các người khác sẽ kiếm thêm tiền bằng cách lấy được hồ sơ điện thoại của quý vị để bán lại cho nơi nào muốn biết về quý vị. Kẻ gian ác muốn đe doạ nhân chứng hay ám hại nhân viên cảnh sát hoặc gia đình của họ có thể ráng kiếm ra số điện thoại của những người này một cách phi pháp.

Trò “giả vờ” xảy ra như thế nào

Trò Giả Vờ xảy ra bằng nhiều cách. Ðể có thể lấy đủ dữ kiện để kẻ gian giả vờ là quý vị nhằm ráng lấy được hồ sơ điện thoại của quý vị, người giả vờ có thể nói với người hàng xóm hay đồng nghiệp của quý vị, họ giả vờ cho mình là nhân viên thăm dò ý kiến qua điện thoại, hay tìm tin tức về quý vị có sẵn ở các nguồn cung cấp công cộng như khế ước trả góp (deeds) hay hồ sơ toà án.

Trang bị với các tin tức về quý vị, người giả vờ có thể ráng tìm ra hồ sơ điện thoại của quý vị bằng cách đánh tên vào trương mục của quý vị qua trang điện toán của công ty hay gọi cho văn phòng dịch vụ khách hàng.

Ðây là vài thí dụ cho thấy chuyện gì có thể xảy đến cho quý vị nếu như hồ sơ điện thoại của quý vị rơi vào tay kẻ gian:

Tâm đang trải qua một vụ ly dị đầy trắc trở. Chồng của cô ta đang cố gắng lấy được quyền giữ con. Ông ta tố rằng cô ấy nói chuyện nhiều giờ với đồng nghiệp. Người chồng nhờ bạn của ông ta gọi cho công ty điện thoại và giả vờ là cô Tâm để xin bản sao hoá đơn điện thoại di động của cô ấy. Sau khi người chồng có được hoá đơn điện thoại của cô Tâm, ông ta dùng nó trình trước toà rằng cô ấy đã gọi cho đồng nghiệp tối khuya nhiều lần.

Dũng bị bệnh nan y và không muốn cho sở làm của anh ấy biết về bệnh tình của mình. Một người đồng nghiệp ghen ghét anh đã mướn một thám tử tư để lấy bản sao hoá đơn điện thoại di động của Dũng từ nhân viên của công ty điện thoại. Trên hoá đơn, người đồng nghiệp này để ý Dũng thường hay gọi một số ấn định. Người này quay số đó và biết được rằng đó là văn phòng bác sĩ. Dùng mạng điện toán để dò tìm, người này khám phá ra bác sĩ này chuyên về bệnh AIDS. Người đồng nghiệp nói với xếp của Dũng và các đồng nghiệp khác là Dũng bị bệnh AIDS.

Phong là một nhân viên cảnh sát không có số điện thoại đăng trên cuốn niên giám nhằm bảo vệ gia đình của ông ta. Một ngày nọ, có người đàn ông đã gọi số điện thoại không đăng này và nói chuyện với đứa con trai sáu tuổi của Phong. Người gọi cảnh cáo thằng bé, “Nói với cha của con nên lui ra.” Người gọi cũng hỏi con trai của Phong khi nào thì nó đến trường. Sau này Phong biết được người gọi đã mua số điện thoại của ông ta qua một trang điện toán phi pháp. Phong phải dọn đi nơi khác để bảo vệ sự an ninh của gia đình ông ta.

Các hồ sơ điện thoại của quý vị

Hồ sơ điện thoại nối dây của quý vị có thể bao gồm:

  • Ðịa chỉ gởi hoá đơn, nếu nó khác với địa chỉ chỗ quý vị ở.
  • Số điện thoại viễn liên và địa phương gọi từ điện thoại của quý vị.
  • Các cú gọi được tính từ thẻ điện thoại hay thẻ tín dụng.
  • Các số gọi mà người nhận đồng ý trả tiền cho người gọi.
  • Các ngày và số phút gọi ngoài khu vực gọi địa phương của quý vị.

Thêm vào đó, các hồ sơ điện thoại di động của quý vị có thể bao gồm:

  • Tất cả các số điện thoại đã gọi hay nhận được từ quý vị hay từ các thân nhân trong gia đình có cùng hợp đồng điện thoại.

Các trương mục điện thoại trên mạng điện toán có thể cũng bao gồm:

  • Các tin tức thay đổi mà quý vị cung cấp như số điện thoại nhà hay sở.
  • Các dữ kiện về nhà băng hay tín dụng quý vị cung cấp để trả tiền điện thoại trực tiếp như:
    • Số thẻ tín dụng hay thẻ khấu trừ
    • Số trương mục chi phiếu.

Các dữ kiện mà công ty có về quý vị cũng có thể bao gồm:

  • Ngày sinh tháng đẻ của quý vị
  • Số thẻ an sinh xã hội
  • Tất cả các số điện thoại và các dịch vụ mạng điện toán mà quý vị yêu cầu.
  • Dữ kiện về điện thoại mà có thể được dùng để truy tìm địa điểm của người có số điện thoại đó.

Bảo Vệ Người Tiêu Thụ

Luật Liên Bang cấm dùng trò giả vờ để mua, bán hay lấy hồ sơ điện thoại mà không có sự đồng ý của khách hàng (nhân viên công lực được miễn). Luật này sẽ bỏ tù và bắt phạt tiền những người nói dối với các công ty điện thoại để lấy được hồ sơ điện thoại mà không có sự cho phép của khách hàng. Ðạo luật này được thực thi bởi Cơ Quan Pháp Lý Hoa Kỳ. Đạo luật cũng cấm việc mua bán hay chuyển nhượng các hồ sơ điện thoại kín.

Đạo luật chống “giả vờ” mạnh hơn bắt đầu có hiệu lực vào cuối 2007. Luật bảo vệ người tiêu thụ được ban hành bởi Nha Thanh Tra Thông Tin (Federal Communications Commission - FCC), điều hành các công ty điện thoại. Luật mới bắt buộc:

  • Các công ty điện thoại phải áp dụng mật mã cho một số dữ kiện của quý vị
  • Quý vị phải được thông báo nếu tài liệu của mình vị được yêu cầu hay bị thất thoát ra ngoài cho người khác mà không được sự đồng ý của quý vị

Các sự khiếu nại phải đưa lên FCC và Nha Thanh Tra Mậu Dịch (the Federal Trade Commissions – FTC). Sắc Luật về Thanh Tra Mậu Dịch (Federal Trade Commission Act) cấm bất cứ người nào thực hành các điều gian trá hay không công bằng để lấy các tin tức về người khác mà không nằm trong dữ kiện được quyền công bố cho công cộng.

Tự Bảo Vệ Quý Vị

Chọn loại không đăng số điện thoại. Ít người sẽ có thể gọi số của quý vị. Ðịa chỉ và số điện thoại của quý vị sẽ không đăng trong cuốn niên giám điện thoại, trong máy dò tìm trên mạng điện toán hay tại cơ sở hướng dẫn. Nên nhớ, nếu quý vị cho số điện thoại ẩn này của mình cho cơ sở thương mại hay cho người khác, nó có thể bị bán hay chia chung cho mục đích quảng cáo. Nếu quý vị bị hỏi phải cho số điện thoại ẩn này của quý vị, và nếu như quý vị bị buộc phải đưa, nên hỏi tại sao cần nó.

Mật mã (passwords). Nên nghĩ đến việc làm một mật mã cho điện thoại của quý vị và các trương mục điện thoại di động. Ðừng dùng mật mã dễ đoán ra. Ðừng dùng họ mẹ, ngày sinh tháng đẻ, số điện thoại, số nhà hay bất cứ số nào trong số thẻ an sinh xã hội của quý vị cho mật mã. Ðừng dùng các số thứ tự với nhau, chẳng hạn như 1-2-3-4. Chọn tên mật mã để nhớ mà thật khó để cho người lạ đoán ra.

Giới hạn tin tức quý vị chia xẻ. Ðừng cho bất cứ ai các tin tức cá nhân hay tài chánh của quý vị ngoại trừ quý vị tin tưởng người đang tiếp xúc. Hỏi coi tại sao các tin tức đó được cần đến. Các công ty quý vị đang hợp tác đã có các tin tức cần thiết về quý vị rồi.

Nói chuyện với công ty điện thoại của quý vị. Kể từ cuối 2007, các công ty điện thoại phải được sự chấp thuận rỏ ràng của quý vị trước khi cung cấp dữ kiện của quý vị cho các công ty hợp tác hay các công ty môi giới cho các công việc quảng cáo. Các công ty điện thoại phải thông báo cho quý vị biết khi có sự thay đổi mật mã, các công khoản mạng điện toán, hay địa chỉ. Các công ty cũng phải thông báo khi các dữ kiện kín của quý vị bị tiết lộ ra ngoài mà không có sự đồng ý của quý vị.

Hỏi công ty điện thoại của quý vị các câu hỏi này về sự an ninh cho hồ sơ điện thoại của quý vị:

  • Làm thế nào quý vị có thể ngăn ngừa các vụ xâm nhập vào hồ sơ điện thoại của tôi?
  • Quý vị có thể bỏ các số 1 trong hoá đơn điện thoại di động của tôi không?
  • Tôi có thể ngưng việc sử dụng mạng điện toán trong trương mục điện thoại của tôi nếu như tôi không cần nó nữa?

Giữ các dữ kiện về quý vị tại nơi an toàn. Cất giữ các hoá đơn và các giấy tờ khác có các tin tức cá nhân của quý vị ở một nơi có khoá. Gọi tới công ty nếu không nhận được hóa đơn theo thông lệ. Xé vụn hay xé nát các giấy hoá đơn trước khi vứt nó đi. Nói chuyện với thân nhân về sự nguy hiểm của việc cung cấp các dữ kiện cá nhân cho người lạ. Nếu bất cứ ai gọi hỏi về tin tức cá nhân, nói với gia đình đừng cho biết bất cứ điều gì và chuyển cú gọi đó cho quý vị.

Lời khuyên cho nạn nhân

Nếu quý vị là nạn nhân của trò giả vờ này, nên nghĩ đến chuyện đóng trương mục điện thoại của quý vị và mở một cái mới. Dùng mật mã thật kín để bảo vệ sự xâm nhập vào các hồ sơ điện thoại mới của quý vị. Hỏi nhân viên cảnh sát xem quý vị có thể làm biên bản khi sự có sự vi phạm xảy ra. Biên bản của cảnh sát có thể giúp quý vị chứng minh rằng ai đó đã ăn cắp các hồ sơ điện thoại của quý vị trong trường hợp quý vị phải chứng minh quý vị vô tội trong một vụ phạm pháp hình sự hay dân sự.

Cách để khiếu nại

Gọi cho công ty điện thoại của quý vị nếu quý vị nghĩ rằng văn phòng thông tin khách hàng đã tiết lộ dữ kiện về quý vị mà không có sự cho phép của quý vị. Đạo luật chống “giả vờ” được áp dụng cho tất cả các loại đường giây điện thoại: trong vùng, viễn liên, di động, và Voice over Internet Protocol (VoIP).

Nếu quý vị không hài lòng với sự hồi đáp của công ty, điền đơn khiếu nại với Nha Thanh Tra Thông Tin (FCC). Nếu cơ quan này tìm thấy có sự vi phạm, họ có thể viết giấy phạt và đề nghị tiền phạt.

Gởi bản sao đơn khiếu nại của quý vị tới Nha Thanh Tra Mậu Dịch (FTC). FTC làm việc với FCC để ngăn ngừa các vụ bán hồ sơ điện thoại bất hợp pháp của các cơ sở quảng cáo, nơi thâu thập lưu kiện hay mạng điện toán (xin xem phần hướng dẫn dưới đây).

For more information

Giúp đỡ và hướng dẫn

Các cơ quan chính phủ

Federal Communications Commission (FCC)

445 12th Street, S.W.
Washington, DC 20554
Ðiện thoại: 888-225-5322
Mạng điện toán: www.fcc.gov/cgb
E-mail: .(JavaScript must be enabled to view this email address)

Federal Trade Commission (FTC)

Consumer Response Center, FTC
(Trung Tâm Hồi Ðáp Khách Hàng)
600 Pennsylvania Ave., N.W.
Washington, DC 20580
Ðiện thoại: 877-382-4357
Mạng điện toán: www.ftc.gov

Các cơ quan vô vụ lợi

Consumer Action
Cơ Quan Tác Ðộng Giới Tiêu Thụ

221 Main Street, Phòng 480
San Francisco, CA 94105
Ðiện thoại: 415-777-9635
Mạng điện toán: www.consumer-action.org
E-mail: .(JavaScript must be enabled to view this email address)

National Consumers League (NCL)
(Hiệp Hội Bảo Vệ Giới Tiêu Thụ Toàn Quốc)

1701 K Street, N.W., Suite 1200
Washington DC 20006
Ðiện thoại: 202-835-3323
Mạng điện toán: www.nclnet.org
E-mail: .(JavaScript must be enabled to view this email address)

Published / Reviewed Date

Published: June 28, 2007

Download File

Protect Your Phone Records (Vietnamese)
File Name: pretexting_vn.pdf
File Size: 0.15MB

Sponsors

Cơ Quan Tác Ðộng Giới Tiêu Thụ và Hiệp Hội Bảo Vệ Giới Tiêu Thụ Toàn Quốc soạn ra ấn bản này với sự tài trợ của Verizon. Ðể biết thêm về sự hợp tác này, xin viếng mạng điện toán của Consumer Action. ©2007

Filed Under

Fraud/Scams   ♦   Privacy Rights   ♦   Telecom   ♦   Wireless   ♦  

Copyright

© 2007 –2024 Consumer Action. Rights Reserved.

 

Tags/Keywords

 
 

Quick Menu

Facebook FTwitter T