Watch out! Online video and your privacy (Vietnamese)

Coi Chừng!Xem Video Trên Mạng và Tin Tức Cá Nhân Của Quý Vị

Người tiêu thụ giờ có nhiều lựa chọn hơn về cách coi video, muốn coi ở đâu và coi khi nào, nhưng họ cũng gặp phải các rủi ro mới về các tin tức cá nhân của họ. Ấn bản này giúp người đọc nhận thức ra các vấn đề của thời đại kỹ thuật coi và chia sẻ video trên mạng cũng như họ nên làm gì để tự bảo vệ tin tức riêng tư về họ khi vào mạng xã hội.

While consumers now have many more options for how, where and when they watch video, they also face new risks to their personal privacy. This publication makes viewers aware of the privacy issues raised by video streaming and video sharing technology as well as what they can do to protect themselves.

Watch out! Online video and your privacy (Vietnamese)

Publication Series

Download File

PDF files may contain outdated links.

Watch out! Online video and your privacy (Vietnamese)
File Name: Rose_Streaming_2016_VN.pdf
File Size: 0.3MB

Languages Available

Table of Contents

Cách thức chúng ta xem video đã thay đổi. Thời nay chúng ta có thể xem trên mạng “on demand” các show chuyên nghiệp lúc nào cũng được, không còn bị hạn chế phải coi trên TV ở nhà như xưa. Cám ơn các thiết bị di động, quý vị cũng có thể coi các video ở mọi nơi. Quý vị cũng xem được các videos của người khác chia sẻ, hay do quý vị tự làm.

Người tiêu thụ thời nay có nhiều lựa chọn và tự do xem đủ loại video trên mạng, nhưng họ cũng gặp phải các nguy cơ mới về tin tức cá nhân có thể bị tiết lộ. Ý thức được các vấn đề xuất phát từ việc xem trực tuyến và chia sẻ video cũng như biết cách tự bảo vệ mình, quý vị có thể hạn chế được các nguy cơ nhưng vẫn thưởng thức được các chương trình giải trí.

Xem Trực tuyến (Streaming)

“Streaming” (xem trực tuyến) – quý vị xem hay lắng nghe “tại chỗ” nội dung các chương trình được truyền qua mạng điện toán— đã trở thành sự lựa chọn thông dụng cho người tiêu thụ – nhờ vào đường truyền nhanh, máy di động và thiết bị và dịch vụ trực tuyến cũng như các công cụ “software.”

Nhiều người tiêu thụ đã “cắt giây” các dịch vụ truyền hình có lệ phí-- thay thế bằng các truyền hình dây cáp hay vệ tinh bằng dịch vụ xem trực tuyến rẻ tiền hơn.

Điều này có nghĩa nếu quý vị dùng nhiều dịch vụ trực tuyến để xem video–thí dụ Netflix và Hulu và Amazon Prime—quý vị chia sẻ quá khứ xem video và trong nhiều trường hợp, các chi tiết trả hóa đơn với nhiều công ty thay vì chỉ với một công ty phát chương trình truyền hình.

Hầu như lúc nào cũng có ít nhất hai công ty trung gian giữa quý vị và công ty truyền video trực tuyến --là hãng cung cấp dịch vụ mạng điện toán ISP (Internet Service Provider), các chương trình ứng dụng (apps) trực tiếp hay mạng dò tìm, và cũng có thể là hãng chế tạo máy truyền hình hay thiết bị.

Tất cả các lựa chọn coi video kể trên có thể đưa đến vụ quá khứ xem trực tuyến và một số tin tức cá nhân của quý vị bị thâu thập và bị người khác sử dụng, thường cho mục đích quảng cáo hay được bán cho các hãng quảng cáo trên mạng và người môi giới trữ liệu. (Người môi giới trữ liệu thâu thập và bán các tin tức về người tiêu thụ, thường cho mục đích quảng cáo).

Sắc Luật VPPA (Video Privacy Protection Act) của năm 1988 cấm các dịch vụ videos không được chia sẻ tin tức cá nhân của người tiêu thụ với các dịch vụ trung gian nếu không có sự đồng ý của người xem.

Thế nhưng, Sắc Luật được bổ túc vào năm 2012 buộc các công ty truyền video trực tuyến chỉ cần một lần phải xin phép quý vị trước khi họ chia sẻ tin tức về các videos quý vị mướn hay mua. (Phần nhiều các tin tức được chia sẻ xảy ra trong các mạng xã hội khi quý vị chọn bấm “like” hay “Share” trên Facebook.) Nếu quý vị không chịu “opt out” (không cho) khi được hỏi lần đầu tiên, quý vị coi như đồng ý cho phép công ty chia sẻ tin tức về quý vị trong hai năm, cho dù quý vị có quyền hủy sự đồng ý này bất cứ lúc nào.

Luật của tiểu bang bảo vệ người tiêu thụ bao quát hơn Sắc Luật VPPA, và nhiều tiểu bang (California, Delaware, Iowa, Lousiana, Michigan, New York và Rhode Island) đã làm như vậy. Nếu muốn biết tiểu bang của quý vị có luật riêng bảo vệ tin tức cá nhân khi coi video trên mạng trực tuyến hay không, xin viếng trang mạng của Trung Tâm Electronic Privacy Information Center (EPIC). Hay liên lạc với văn phòng biện lý của tiểu bang; xin vào trang mạng của National Association of Attorneys General để tìm nguồn liên lạc (www.naag.org).

Khách hàng dùng băng thông rộng (broadband) được bảo vệ chống lại các lạm dụng hoặc dùng bất hợp pháp các tin tức cá nhân của họ với Sắc luật Communication Act của chính phủ Liên Bang, sắc luật này ban đầu được thành hình để bảo vệ khách hàng sử dụng các dịch vụ điện thoại. Chiếu theo Đạo Luật Open Internet năm 2015, các công ty cung cấp dịch vụ mang điện toán chỉ được phép sử dụng, tiết lộ hay biết các tin tức cá nhân xác thật của khách hàng cho mục đích cung cấp dịch vụ mà thôi. Tuy nhiên, vẫn còn một số câu hỏi về tin tức cá nhân nào của khách hàng được coi là riêng tư. Các công ty dịch vụ truyền hình dây cáp cũng vậy, họ phải bảo vệ các tin tức cá nhân của khách hàng, bất kể đó là dịch vụ truyền hình dây cáp, băng thông rộng (broadband) hay dịch vụ điện thoại.

Vì các quy luật trên chưa áp dụng đủ để bảo vệ tin tức cá nhân trong các dịch vụ coi video trực tuyến, do đó, quý vị nên chủ động bảo vệ tin tức cá nhân của mình. Dưới đây là các bước quý vị có thể làm:

  • Đọc nội quy của các dịch vụ hay ứng dụng (app) nào quý vị muốn dùng, và học cách cài đặt (setting) để bảo vệ tin tức cá nhân cũng như chọn “opt out,” nếu có. Nếu không hài lòng với cách công ty sử dụng tin tức cá nhân của quý vị, nên tìm dịch vụ khác có nội quy bảo vệ quý vị tốt hơn. (Xin đọc “How to Read a Privacy Policy” (Cách Đọc Nội Quy Bảo Vệ Tin Tức Cá Nhân) trong trang mạng của Bộ Tư Pháp California cung cấp các hướng dẫn quan trọng cho bất kỳ tiểu bang nào quý vị ở.)
  • Khi coi trực tuyến qua mạng dò tìm (web browser,) quý vị thử dùng công cụ “do-not-track” như “Do Not Track Plus” và “Ghostery” plug-ins, và điều chỉnh phần cài đặt có sẵn để bảo vệ tin tức cá nhân chặt chẽ hơn. Một số “plug-in” có thể gây trở ngại cho màn hình của mạng dò tìm. Nếu bị như vậy, quý vị vào mục “preference” (tham chiếu) của mạng dò tìm, gỡ bỏ “plug-in” và thử dùng nó trong mạng dò tìm khác. (Nói chung, các apps--là chương trình ứng dụng cho các máy di động--có thể “bám” theo (tracking) quý vị và gởi tin tức của quý vị đến các công ty trung gian cho mục đích quảng cáo và các mục đích khác, nhưng họ không cung cấp công cụ “do-not-track” (không được bám theo).
  • Kiểm tra dịch vụ coi video trực tuyến của quý vị bằng cách dùng “Private Browsing,” là một lựa chọn trong mạng dò tìm của quý vị. Giống như “do-not-track,” công cụ này giúp ngăn chặn dịch vụ video trực tuyến, nhưng chắc chắn nó sẽ không ngưng được dịch vụ thâu thập tin tức cá nhân của quý vị nếu quý vị đã đăng nhập (log-in). Nhưng nếu chặn được, nó có thể ngăn không cho kẻ xấu đột nhập vào và thấy được các sinh hoạt trên mạng của quý vị, và không chêm vào trong kho lưu trữ quá khứ dò tìm trên mạng hay kho lưu trữ “cloud” để ai dùng chung máy hay trương mục với quý vị thấy được.
  • Kiểm xem trang mạng hay chương trình ứng dụng app quý vị đang dùng có cho xoá các trang mạng quý vị đã viếng và/hay kho lưu trữ quá khứ dò tìm của quý vị không. Chỉ có YouTube và Netflix là hai công ty cung cấp lựa chọn này. Quý vị cũng có thể xoá được các lần coi trực tuyến cũ từ hệ thống điều khiển trò chơi (game console) hay video “media player” của trực tuyến. Thế nhưng, nó chỉ chặn được người nào dùng chung máy vi tính, thiết bị, TiVi hay trương mục trực tuyến với quý vị mới không thể thấy quý vị đã xem cái gì. Các công cụ này thường không xoá đi kho lưu trữ quá khứ xem video của quý vị.
  • Nếu không muốn để những người trong các mạng xã hội biết quý vị coi video nào, đừng bấm “Like” hay các nút “Share” nào của mạng xã hội xuất hiện trên trang trực tuyến như Netflix.com. (Chia sẻ các phim quý vị đề nghị bạn bè thân thiết nên xem bằng email hay tin nhắn cá nhân).
  • Nếu muốn được Sắc Luật VPPA bảo vệ, quý vị phải có tên trong một “account” (trương mục) phải trả tiền để xem video, tải một ứng dụng app hay làm các bước để được coi là “khách hàng” hay “người tiêu thụ” của công ty cung cấp dịch vụ đó. Khi luật không rõ ràng cho một số trường hợp, trong năm 2015 toà đã phán quyến các công ty đã không vi phạm luật VPPA khi họ chia sẻ tin tức coi video trong quá khứ cho công ty trung gian khác của “khách hàng không chính thức”.
  • Nếu không dùng “opt-out” nghĩa là không cho công ty tiết lộ quá khứ coi video của quý vị, và nếu không được cho “opt-out” khi quý vị muốn coi video, quý vị có thể huỷ hợp đồng với công ty bất cứ lúc nào bằng cách làm theo các hướng dẫn trong trang mạng của công ty. (Quy luật buộc các công ty phải thông báo cho người tiêu thụ với “thái độ rõ ràng và có không dấu diếm” về lựa chọn “opt out” (không cho) chia sẻ tin tức cá nhân của quý vị trong tương lai.

Muốn khiếu nại công ty cung cấp dịch vụ mạng điện toán, xin viếng trang mạng phụ trách khiếu nại của Nha FCC, (http://bit.ly/1KZvzVz) hay gọi 888-CALL-FCC (888-225-5322)/TTY: 888-TELL-FCC (888-835-5322).

Muốn khiếu nại một công ty cung cấp dịch vụ, nội dung, sản phẩm, apps trên băng thông rộng (broadband), xin viếng trang mạng phụ trách khiếu nại của Nha Thanh Tra Mậu Dịch FTC (Federal Trade Commission) (www.ftccomplaintassistant.gov) hay gọi số 877-FTC-HELP (877-382-4357).

Vô Tuyến Truyền Hình Thông Minh (Smart TV)

Bất kỳ thiết bị nào có kết nối vào mạng điện toán đều có thể dễ bị kẻ xấu đột nhập vào trữ liệu. Ngay cả vô tuyến truyền hình “thông minh.” – máy truyền hình có thể vào mạng điện toán. Các nhà nghiên cứu về an toàn khi thí nghiệm thử, họ đã đột nhập được vào máy truyền hình thông minh và mở nút máy ảnh và mi-crô cài sẵn trong đó. họ cũng có thể trộm tên và mật mã để đăng nhập hay cài đặt “malware” (chương trình độc hại).

Các công ty sản xuất máy truyền hình thông minh cũng có thể thâu thập và chia sẻ những gì quý vị xem trong quá khứ. Máy truyền hình thông minh có gắn công cụ ACR (automatic content recognition) để nhận biết quý vị đang coi cái gì và gởi chi tiết này ngay lúc đó tới các công ty trung gian, thường là cho các mục đích quảng cáo và phân tích.

Mối nguy cơ nghe có vẻ nghiêm trọng, nhưng nó cũng giống như các nguy cơ quý vị gặp phải bất cứ lúc nào khi vào mạng điện toán, và các bước cần làm để bảo vệ tin tức cá nhân của quý vị cũng giống nhau. (Để biết thêm các chỉ dẫn về an toàn, xin đọc “Put a Lock On It: Protecting your online privacy” (Khoá Lại: Bảo Vệ tin tức cá nhân của quý vị trên mạng điện toán) (http://bit.ly/put-a-lock-on-it).)

  • Gắn tất cả hệ thống cập nhật cho hệ điều hành của máy truyền hình. Thông thường, các chương trình cập nhật tìm ra và cho biết có các vấn đề về an toàn.
  • Chỉ tải các apps xuống từ các nguồn đáng tin cậy.
  • Đừng cho biết các tin tức cá nhân hay tin tức ngân hàng trọng yếu trên mạng của máy truyền hình hoặc apps.
  • Nếu được, tạo một trương mục “khách” trên mạng lưới WiFi và liên kết vào máy truyền hình để kẻ xấu không đột nhập được vào máy điện toán hay các thiết bị khác của quý vị. (Nên tìm đọc các hướng dẫn về máy “router” (nhận tín hiệu) khi lên mạng Wi-Fi, hay liên lạc với hãng sản xuất hoặc công ty cung cấp mạng điện toán ISP của quý vị để được giúp đỡ.)
  • Khi bắt đầu chỉnh máy truyền hình thông minh, quý vị thường được có cơ hội “opt-out” các nội dung công ty không được bám theo quý vị. Nếu quý vị không làm hay quên, quý vị có thể bấm “track-off” sau này cũng được. (Văn Phòng Consumer Reports có các hướng dẫn tại trang mạng (http://bit.ly/1QHcK5v). Quý vị cũng có thể coi chỉ dẫn trong phần cài đặt “setting,” hay liên lạc với hãng sản xuất để được giúp đỡ).

Máy truyền hình thông minh được cài đặt sẵn để nhận biết một số từ ngữ ấn định, như “TV on.” (Mở TV lên). Tùy theo thương hiệu/đời, trong nút “lắng nghe,” quý vị sẽ được cảnh giác bởi một mi crô xuất hiện trên màn hình, một tiếng bíp hay các dấu hiệu khác.

Trữ liệu phát tiếng nói thường được chuyển sang một công ty trung gian để tiến hành lời yêu cầu của quý vị. Tin tức cá nhân của quý vị không phải sẽ bị nguy hiểm - ít ra nó cũng chẳng nguy hiểm gì hơn như khi quý vị dùng “Siri” trong Iphone và các công cụ cho khách hàng yêu cầu bằng lời. Nhưng nếu quý vị muốn tắt chức năng này đi cũng được. Tiến trình tắt đi khác nhau tùy theo đời máy truyền hình, nhưng hầu hết các máy sẽ yêu cầu quý vị vào mục cài đặt “setting” trong nút “Menu” trên cây bấm tự động để thay đổi.

Trương Mục “Pay-TV” (Trả Tiền coi Ti Vi)

Người có trương mục mướn truyền hình dây cáp hay truyền hình vệ tinh (“pay-TV”) phải được thông báo về nội quy thâu thập tin tức cá nhân, khi họ ghi tên mướn dịch vụ này, và tối thiểu một năm một lần, công ty phải cho khách hàng biết các tin tức cá nhân nào của khách hàng họ thâu thập, nó được sử dụng ra sao và sẽ được lưu trữ trong bao lâu.

Các công ty cung cấp chương trình truyền hình có lệ phí không được thâu thập các tin tức cá nhân nhận dạng ra khách hàng, đó là các tin tức có chiều hướng xác định một người nào đó, nhưng không có sự đồng ý trên giấy hay trên đường dây điện toán của người này, ngoại trừ trường hợp công ty phải cần tin tức cá nhân này để cung cấp dịch vụ hay cần để phát hiện một vụ sử dụng trái phép (trộm) dịch vụ truyền hình dây cáp. Các công ty không được tiêt lộ tin tức cá nhân để nhận diện ra quý vị nếu chưa có sự đồng ý của quý vị trên giấy tờ hay trên mạng điện toán (hoặc trong một số trường hợp, không cho quý vị có cơ hội cấm hay hạn chế sự tiết lộ) trừ khi họ cần để cung cấp dịch vụ hay hồi đáp lại lệnh của toà.

Quý vị có thể kiện công ty cung cấp dịch vụ truyền hình dây cáp vi phạm quyền bảo mật tin tức cá nhân của quý vị, và nếu thắng kiện, quý vị có thể được bồi thường thiệt hại lên đến $1,000 dollars, bồi thường thiệt hại làm gương, và trả án phí luật sư của quý vị.

Xem Trực Tuyến và chia sẻ video

Các apps để coi video trực tuyến như Meerkat và Periscope cho người dùng máy di động quay phim tại chỗ và chia sẻ với người khác. Điều này đưa đến các quan tâm về sự riêng tư của người chung quanh.

Các luật bảo vệ quyền giữ kín tin tức cá nhân thường không bảo vệ người ta khi họ ở nơi công cộng. Vì thế, người nào quay phim quý vị đang ở nơi công cộng, như ngoài đường, trong công viên hay biểu tình và chia sẻ video đó với người khác, nói chung, họ sẽ không bị coi là trái luật. Thế nhưng, nó sẽ trái luật, nếu video này được sử dụng cho mục đích thương mại, trừ khi quý vị đã ký giấy cho phép sử dụng hình ảnh của quý vị.

Trong bối cảnh riêng tư --nơi quý vị kỳ vọng có được sự kín đáo, như trong nhà của quý vị hay trong phòng khách sạn – chụp hình, quay video hay thâu âm, nhưng không xin phép quý vị là vi phạm luật.

YouTube, tụ điểm của hàng triệu người vào chia sẻ các videos, cho phép cá nhân được yêu cầu gỡ bỏ băng video nào đăng hình ảnh, giọng nói, tên họ, tin tức tài chánh, chi tiết liên lạc hay các chi tiết cá nhân dễ nhận diện, nhưng chưa có sự đồng ý của người đó (http://bit.ly/1XW4bcM). Các dịch vụ khác có thể cho phép giống như vậy; quý vị nên coi trang mạng của dịch vụ để biết thêm chi tiết.

Dưới đây là một số chỉ dẫn giúp bảo vệ tin tức cá nhân của quý vị khi coi trực truyến hay chia sẻ video:

  • Nếu không muốn hình ảnh của mình bị dính trong phim ảnh của người khác, nên tránh các nơi hay sinh hoạt thường hay có người quay video.
  • Nếu quý vị chon ghi tên vào các dịch vụ chia sẻ video bằng cách dùng trương mục Facebook hay Google để đăng nhập, nhưng quý vị không muốn quá khứ coi video của quý vị được lưu trong các trương mục này, quý vị nên tạo một trương mục đăng nhập riêng biệt. (Nếu quý vị đã dùng Facebook hay Google + để ghi tên sử dụng các chương trình ứng dụng apps của công ty trung gian, cả hai công ty này cho phép quý vị duyệt qua và huỷ đăng nhập với công ty trung gian.)
  • Yêu cầu lấy hình của quý vị ra nếu người nào chia sẻ nó lên chỗ công cộng. (Nếu nó được chụp/quay ở nơi công cộng và họ không dùng hình ảnh đó cho mục đích thương mại, họ có thể từ chối lấy xuống, nhưng quý vị cũng vẫn nên yêu cầu.) Nếu hình ảnh của quý vị bị đem ra dùng cho mục đích thương mại hay khuyến mãi – cho dù nó ở nơi công cộng – quý vị có quyền kiện nếu quý vị chưa cho phép sử dụng.
  • Nếu quý vị chia sẻ video của quý vị tự làm, điều chỉnh cách quý vị muốn chia sẻ trong phần “setting” (cài đặt) của trang mạng hay app đó để phù hợp với ý muốn của quý vị. Tìm chức năng bảo vệ tin tức cá nhân trong nút bấm “Settings” hay “Privacy” (riêng tư). Quý vị có thể chọn video của quý vị sẽ cho ai xem cũng được, không cho ai xem, chỉ cho bạn hay người “follow” (theo) quý vị, chỉ cho ai có mật mã được xem, và các lựa chọn khác. Quý vị cũng kiểm soát được ai có thể “embed” (chia sẻ, hay đăng tải) video của quý vị và chia sẻ ở đâu. Các lựa chọn bảo vệ tin tức cá nhân khác nhau giữa các công ty cung cấp dịch vụ.

Published / Reviewed Date

Published: October 27, 2016

Download File

Watch out! Online video and your privacy (Vietnamese)
File Name: Rose_Streaming_2016_VN.pdf
File Size: 0.3MB

Sponsors

Rose Foundation

Notes

Cơ Quan Consumer Action xuất bản tập cẩm nang này với sự tài trợ của Rose Foundation.

Filed Under

Internet   ♦   Privacy Rights   ♦  

Copyright

© 2016 –2024 Consumer Action. Rights Reserved.

 

Tags/Keywords

 
 

Quick Menu

Facebook FTwitter T