Recognizing Credit Card Fraud (Vietnamese)

Phát Hiện Nạn Mạo Nhận Thẻ Tín Dụng

Mạo nhận thẻ tín dụng xảy ra khi người tiêu thụ đưa số thẻ tín dụng của họ cho người lạ mặt, khi thẻ bị mất hay bị trộm, khi thư gửi bị chuyển đi và lấy bởi kẻ gian, hay khi nhân viên của một kinh doanh sao chép thẻ hay số thẻ của người giữ thẻ tín dụng. Bản cẩm nang mới này của Consumer Action giải thích làm thế nào để nhận định và tránh nhiều phương sách mạo nhận liên quan đến thẻ tín dụng, như là việc cào lén (skimming), câu móc (phishing), trộm danh tính và các thẻ tín dụng giả mạo.

Credit card fraud happens when consumers give their credit card number to unfamiliar individuals, when cards are lost or stolen, when mail is diverted from the intended recipient and taken by criminals, or when employees of a business copy the card or card numbers of a cardholder. This new Consumer Action publication explains how to recognize and avoid many forms of fraud that involve credit cards, such as skimming, phishing, ID theft and counterfeit cards.

Mạo nhận thẻ tín dụng (credit card fraud) có thể xảy ra khi người tiêu thụ đưa số thẻ tín dụng của mình cho người không quen biết, khi thẻ tín dụng bị thất lạc hay mất trộm, khi thư bị chuyển đi nơi khác thay vì đến người nhận và bị người gian lấy cắp, hay khi người làm công của một cơ sở kinh doanh sao lại thẻ tín dụng hay số tín dụng của khách hàng. Sau đó,

  • Tiêu dùng tín dụng trái phép từ thẻ tín dụng của nạn nhân bị gian lận.
  • Thẻ bị làm giả mạo với số thẻ tín dụng của nạn nhân bị mạo nhận.

Trộm danh tính (identity theft) là việc sử dụng trái phép các chi tiết cá nhân của một người nào đó – như số an sinh xã hội hay ngày sinh – để gian lận tiền.

  • Kẻ trộm danh tính có thể gây ra tai hại và rắc rối cho nạn nhân bị gian lận bằng cách dùng tên và các chi tiết cá nhân khác của người đó để làm việc gian tà, như mở trương mục thẻ tín dụng mới và vào được các trương mục tín dụng và trương mục trong nhà băng đã có sẵn.
  • Cho dù nạn nhân của sự trộm danh tính không bị buộc chịu trách nhiệm cho sự mạo nhận, nhưng người bị mạo nhận cũng phải tốn rất nhiều công sức để chứng minh sự mạo nhận và giải quyết sự rắc rối về tài chánh do việc mạo nhận gây ra.

Cào lén (skimming) là sao lại trái phép thẻ tín dụng hay thẻ ngân hàng bằng một dụng cụ đọc và sao lại dữ kiện từ thẻ gốc.

  • Các nhân viên bất lương làm trong các cơ sở thương mại dùng các máy nhỏ được gọi là “skimmers” để đọc số và các dữ kiện khác từ các thẻ tín dụng và bán lại cho các kẻ gian tà.
  • Kẻ gian dùng các dữ kiện để làm các thẻ giả hay để mua hàng qua điện thoại hay qua mạng điện toán.

Câu móc (phishing) là việc gửi rất nhiều thư điện toán giả tạo đến người tiêu thụ, giả vờ như các thơ nhắn đó là từ ngân hàng của người nhận, nhằm dụ nạn nhân tiết lộ chi tiết cá nhân, như số trương mục ngân hàng.

  • Câu móc trở thành một thủ đoạn phố biến của kẻ gian đểthành công trong việc trộm cắp chi tiết cá nhân qua thư điện toán của nhiều người. Tội ác thành công vì các thư điện toán đó trông rất hợp pháp, với nhãn hiệu và địa chỉ mạng lưới điện toán, hay URL, giống như thật của ngân hàng.
  • Khi người có trương mục ngân hàng hồi đáp các thư điện toán, họ được chuyển đến một trang điện toán giả và được mời đánh vào số trương mục, mật mã và các chi tiết trương mục cá nhân hay chi tiết tín dụng. Sau đó, chỉ trong vài giờ, kẻ gian sẽ rút hết ngân quỹ của nạn nhân bằng cách dùng mật mã để uỷ thác ngân quỹ sang các ngân quỹ khác của họ.
  • Ngân hàng không bao giờ hỏi các chi tiết cá nhân qua cách này. Ðừng hồi đáp các thư điện toán hay điện thoại hỏi quý vị số thẻ tín dụng, số an sinh xã hội hay tên thật của mẹ quý vị.
  • Cho dù đó là một yêu cầu chính đáng, các ngân hàng cũng yêu cầu quý vị đừng bao giờ gửi các chi tiết trương mục qua thư điện toán, vì các thư đó không được an toàn và các chi tiết đó có thể bị kẻ gian xem được. Thay vào đó, hãy ghé đến ngân hàng, dùng các trang điện toán an toàn của ngân hàng, gọi qua điện thoại hay viết thư khi quý vị muốn giải quyết một tranh chấp với một doanh thương hay ngân hàng của quý vị.

Các số an toàn (security codes) là 3 hay 4 số nằm mặt sau của thẻ tín dụng được dùng bởi vài doanh thương để minh xác thẻ tín dụng là của quý vị khi quý vị mua hàng qua điện thoại hay qua mạng lưới điện toán.

  • Số thẻ nằm phía trên góc phải của thẻ Visa và Mastercard, hay nằm mặt sau thẻ, theo sau các số thẻ được in, gần nơi quý vị ký tên trên thẻ tín dụng.
  • Nếu số thẻ tín dụng của quý vị và ngày thẻ hết hạn bị ăn cắp, nhưng quý vị vẫn còn giữ thẻ, kẻ trộm không thể có được số an toàn mà nhiều doanh thương đòi hỏi khi mua hàng qua mạng điện toán.

Thẻ Tín Dụng Mới

  • Ðể bảo vệ sự an toàn, hầu hết các công ty cấp thẻ tín dụng hiện nay yêu cầu quý vị gọi điện thoại từ nhà để hiệu lực hoá thẻ tín dụng mới trước khi quý vị sử dụng thẻ.
  • Ký tên vào mặt sau thẻ với bút mực đen không phai ngay khi nhận được thẻ.
  • Vài người đề nghị quý vị viết “hỏi thẻ căn cước” (ask for ID) trên chỗ ký tên. Ðây không phải là ý kiến tốt. Nên nghĩ đến việc ký tên vào thẻ thay vì ghi “ hỏi thẻ căn cước.” Nhiều công ty cấp thẻ tín dụng cố vấn các nhà buôn đừng bán hàng nếu thẻ tín dụng không được ký tên.
  • Nên ghi tất cả số trương mục và địa chỉ liên lạc của công ty và giữ hồ sơ ở nơi an toàn, kín đáo.
  • Giữ bản sao biên lai và biên nhận từ máy rút tiền tự động ATM, để quý vị có thể dò lại với các hóa đơn tính tiền hàng tháng.

Bảo Vệ Bóp Hay Ví Của Quý Vị

  • Ðể ý đến đồ vật cầm theo.
  • Ðừng bao giờ mang theo tất cả thẻ tín dụng –chỉ mang một hay hai thẻ quý vị nghĩ là cần đến.
  • Cất thẻ tín dụng ở chỗ khác với bóp, giữ riêng rẽ trong một hộp đựng thẻ tín dụng, hay trong một ngăn khác trong ví.
  • Nếu bóp hay ví bị trộm, khai báo ngay đến các công ty tín dụng.

Tránh Thư Từ Gian Lận

  • Thông báo cho sở bưu điện biết ngay nếu quý vị thay đổi địa chỉ.
  • Giữ hộp thư cho an toàn và luôn luôn khóa lại cho chắc ăn. Ðừng bao giờ để thư trả các hóa đơn hàng tháng trong hộp thư không khoá hay tại hành lang chung cư.
  • Ðiện thoại thông báo cho các công ty tín dụng và ngân hàng khi quý vị thay đổi địa chỉ.
  • Luôn luôn ghi địa chỉ hồi đáp của quý vị trên bao thư.
  • Xé vụn các thư mời mọc cho thẻ tín dụng mà quý vị không cần đến trước khi vứt bỏ.
  • Biết rõ các ngày hóa đơn tín dụng và các hóa đơn khác sẽ được gửi về, và điện thoại cho các công ty đó nếu quý vị không nhận được các thư của họ.

An Toàn Trên Mạng Lưới Điện Toán

  • Nếu quý vị sử dụng các dịch vụ ngân hàng trên mạng lưới điện toán, đừng dùng dịch vụ “tự động ghi danh” (automatic sign on) của ngân hàng hay của thẻ tín dụng.
  • Vài mạng lưới mời mọc “dùng miễn phí” (free access) nếu quý vị cung cấp số thẻ tín dụng của quý vị. Tránh xa các mạng đó – rất có thể thẻ tín dụng của quý vị sẽ bị tính tiền bởi công ty mà quý vị cho số thẻ của mình, và có thể bởi các công ty mà quý vị chưa từng biết đến.

Bảo Vệ Chi Tiết Cá Nhân Của Mình

  • Ðừng bao giờ viết mã số danh tính cá nhân (personal identication number, PIN) – nhớ thuộc lòng số đó.
  • Ðừng bao giờ đưa số PIN cho người khác.
  • Ðừng viết số PIN trên thẻ của quý vị.
  • Ðừng viết số thẻ tín dụng trên bưu thiếp hay bên ngoài bao thư quý vị sẽ gửi đi.
  • Ðừng giữ số PIN cùng nơi cất giữ thẻ tín dụng hay thẻ rút tiền tự độngATM.
  • Ðừng bao giờ cho biết số thẻ tín dụng hay các chi tiết cá nhân khác qua điện thoại, trừ khi quý vị có thể tin được người quý vị nói chuyện qua điện thoại là từ một ngân hàng hay một doanh thương đứng đắn.
  • Ðừng cho người nào khác mượn thẻ tín dụng của quý vị, vì quý vị sẽ phải chịu trách nhiệm cho tất cả chi tiêu từ thẻ. Quý vị sẽ không thể được bảo vệ cho các sự chi tiêu trái phép nếu các chi tiêu đó từ người quý vị biết và tự nguyện đưa thẻ, bao gồm gia đình và bè bạn.
  • Ðừng đưa số thẻ cho bất cứ ai điện thoại đến cho quý vị hay gửi thư điện toán.

Sử Dụng Thẻ Của Quý Vị

  • Ðể ý cẩn thận nhân viên các cửa hiệu và quán ăn dùng thẻ tín dụng của quý vị như thế nào để biết chắc rằng họ không sao chép hay “cà lén” thẻ tín dụng của quý vị. Các dụng cụ dùng để cà số thẻ tín dụng có khi được ngụy trang trông giống như các máy điện thoại di động.
  • Sau khi quý vị mua hàng và thẻ được trả lại, hãy xem kỹ thẻ đó có đúng thẻ tín dụng của quý vị.
  • Nếu quý vị sắp đi du lịch và định dùng thẻ tín dụng khi xa nhà, nên báo trước cho công ty tín dụng. Việc này sẽ tránh trương mục tín dụng của quý vị bị cảnh báo và bị chặn vì nghi là có thể có sự gian lận xảy ra cũng như tránh bất cứ sự phiền phức nào quý vị có thể phải chịu nếu công ty cấùp thẻ ngưng không cho quý vị sử dụng trương mục tính dụng chỉ vì quý vị dùng nó ở nơi xa lạ.
  • Nếu quý vị định mua một món hàng nhiều tiền, nên báo cho công ty tín dụng biết để thẻ của quý vị không bị cảnh báo có dấu hiệu mạo nhận xảy ra. Thí dụ, nếu quý vị sửa sang nhà cửa của mình và định mua đồ đạc, vật dụng cố định hay máy tiện dụng trong nhà, nên báo cho công ty tín dụng biết trước.

Công Ty Tín Dụng Của Quý Vị

  • Người tiêu thụ không phải chịu trách nhiệm cho những tiêu dùng tín dụng trái phép (nếu người đó hành động có trách nhiệm và thông báo khi thẻ tín dụng bị thất lạc hay mất cắp), nhưng các công ty tín dụng khai báo sự thất thoát gần 50 tỷ mỹ kim hàng năm vì nạn gian lận tín dụng.
  • Hầu hết các công ty tín dụng đều thiết lập kỹ thuật để giúp nhận biết các hành vi mạo nhận và sẽ hành xử nhanh chóng để ngăn chận việc sử dụng trái phép một khi họ nhận ra điều đó.
  • Công ty tín dụng sẽ liên lạc với quý vị khi họ thấy có một chi tiêu lớn, hay khi thẻ được dùng tại một thành phố hay tại một nước xa nhà của quý vị. Thỉnh thoảng, thẻ tín dụng của quý vị có thể bị chặn hay không được dùng cho đến khi quý vị gọi đến công ty tín dụng. Việc này xảy ra để bảo vệ cho quý vị và công ty tín dụng.
  • Nên nhớ cập nhật hồ sơ của quý vị với công ty tín dụng khi quý vị đổi địa chỉ. Nhiều doanh thương kiểm chứng địa chỉ và số bưu chính (ZIP) để so sánh với hồ sơ của ngân hàng.
  • Ðể tránh bất cứ sự phiền phức nào, nên liên lạc với công ty tín dụng nếu quý vị định đi xa hay mua hàng nhiều tiền..

Hóa Đơn Tính Tiền Của Quý Vị

  • Kiểm tra bản tường trình chi tiêu tín dụng cho kỹ khi hóa đơn về đến.
  • Nếu quý vị có mạng lưới điện toán, nên nghĩ đến việc dùng thẻ tín dụng cấp bởi ngân hàng nào cho phép quý vị vào trương mục của mình qua mạng điện toán. Quý vị có thể vào trương mục của mình qua mạng để theo dõi các chi tiêu trái phép trong khoảng thời gian trước khi nhận được hóa đơn hàng tháng.
  • Báo cáo ngay cho công ty tín dụng của quý vị các chi tiêu hồ nghi.
  • Nếu một trong các hóa đơn tính tiền tín dụng của quý vị gửi đến trễ, nên liên lạc ngay với công ty tín dụng.
  • Một hóa đơn bị thất lạc có thể là dấu hiệu cho thấy hóa đơn của quý vị bị trộm. Hãy gọi đến công ty tín dụng của quý vịï nếu quý vị không nhận được hóa đơn như thường lệ. (Quý vị có trách nhiệm phải trả tiền cho dù quý vị không nhận được hóa đơn.)
  • Cất giữ các hóa đơn và biên nhận cũ ở nơi an toàn và cho vào máy cắt vụn hay xé nhỏ trước khi vứt bỏ.

Khai Báo Gian Lận Tín Dụng

  • Luật Hoá Ðơn Tín Dụng Công Bằng (Fair Credit Billing Act) là luật liên bang cho quý vị quyền giải quyết các lỗi lầm trong hóa đơn tín dụng, kể cả các chi tiêu trái phép.
  • Khi quý vị mua hàng hay sử dụng các dịch vụ bằng thẻ tín dụng và có điều gì sai trái xảy ra trong việc mua bán đó, quý vị có quyền tranh cãi về chi tiêu này và yêu cầu sự trả lại (chargeback) là sự hoàn trả từ công ty tín dụng.
  • Ðể tranh cãi các chi tiêu trong hóa đơn, hãy liên lạc đến công ty tín dụng trong vòng 60 ngày tính từ ngày ghi trên hóa đơn nếu không quý vị sẽ mất quyền tranh cãi.
  • Quý vị không thể tranh cãi khoản chi tiêu chưa ghi vào trương mục của quý vị, nhưng đối với trương mục qua mạng điện toán, quý vị có thể xem xét các chi tiêu đã ghi vào trương mục hằng ngày và chủ động trong trương mục tín dụng của mình hơn.
  • Luôn luôn tranh cãi các chi tiêu qua thư từ. Quý vị có thể gọi đến công ty tín dụng và sau đó bằng thư viết. Trong một vài trường hợp, công ty tín dụng sẽ gửi đến quý vị một mẫu đơn để điền vào việc quý vị muốn tranh cãi. Ghi xuống rõ ràng về món hàng muốn tranh cãi – bao gồm tên doanh thương, ngày mua, giá tiền món hàng và ngày phải trả tiền món hàng được ghi trên hoá đơn. Trình bày lý do tranh cãi trong vài hàng. Nên nhớ gửi thư và đơn tranh cãi, nếu được yêu cầu, gởi đến đúng địa chỉ cho việc tranh cãi hoá đơn.
  • Ðừng gửi thư tranh cãi kèm theo tiền trả hóa đơn hàng tháng.

Khi Gặp Sự Mạo Nhận

  • Ðiện thoại đến công ty tín dụng ngay nếu thẻ tín dụng của quý vị bị thất lạc hay bị trộm.
  • Sau khi gọi điện thoại, việc kế đến là viết thư đến công ty tín dụng. Thư cần ghi số thẻ tín dụng, ngày thẻ bị mất, và ngày quý vị khai báo.
  • Một khi quý vị khai báo thẻ bị mất, quý vị không phải chịu trách nhiệm cho bất cứ sự tiêu xài nào trái phép.
  • Cho dù quý vị khai báo trễ, hay quý vị không biết đến những tiêu xài trái phép cho đến khi nhận được hóa đơn hàng tháng, theo luật liên bang, trách nhiệm phải trả của quý vị chỉ hạn chế trong 50 mỹ kim cho mỗi thẻ. Tuy nhiên, quý vị có thể bị mất sự bảo vệ của luật pháp nếu quý vị lơ đễnh không khai báo bị mất thẻ hay về các chi tiêu trái phép một cách nhanh chóng.
  • Khi khai báo sự mạo nhận thẻ tín dụng, quý vị sẽ được gửi một bản khai để quý vị điền vào, ký tên, và gửi trả lại.
  • Gửi bản khai bị mạo nhận ngay.

For more information

Báo cáo tín dụng miễn phí
www.annualcreditreport.com
Kiểm tra báo cáo tín dụng của quý vị ít nhất mỗi năm một lần có thể giúp ngăn ngừa việc trộm danh tính cá nhân. Quý vị có quyền có được một bản sao báo cáo tín dụng miễn phí hàng năm từ một trong ba công ty báo cáo tín dụng chính, Equifax, Experian, và Trans Union. Ðể có bản báo cáo tín dụng qua mạng điện toán hay để yêu cầu qua điện thoại, gọi 877-322-8228. Bản báo cáo tín dụng của quý vị sẽ được gửi về cho quý vị. (Cư dân miền Ðông Bắc Hoa Kỳ được phép có kể từ ngày 1 tháng 9, 2005.)
Quý vị cũng có thể viết thư yêu cầu gởi bản báo cáo tín dụng của quý vị. Hãy lên mạng www.annualcreditreport.com để lấy mẫu đơn báo cáo. Gửi đơn đã điền đầy đủ đến:

  • Annual Credit Report Request Service
    P.O. Box 105281
    Atlanta, GA 30348-5281

Visa
http://usa.visa.com
Nếu quý vị có một thẻ với nhãn hiệu của Visa trên đó, các sự bảo vệ miễn phí sau đây được áp dụng cho thẻ tín dụng của quý vị:

  • Kiểm chứng bởi Visa. Visa cho phép quý vị tạo một mật mã (password) cá nhân để dùng khi quý vị cung cấp số thẻ tín dụng Visa qua mạng điện toán. Chương trình mật mã bảo đảm việc mua bán qua mạng điện toán được an toàn hơn. (Ðừng cho ai biết mật mã của quý vị.)
  • Ðiều lệ bảo hiểm không trách nhiệm (zero liability policy) của Visa bảo hiểm tất cả các giao dịch về thẻ tín dụng Visa và thẻ chi tiêu (debit card) qua hệ thống giao tiếp Visa. Chỉ có các giao dịch không được bảo hiểm bởi điều lệ này là thẻ rút tiền tự động ATM và các giao dịch tại chỗ (point-of-sale) mà quý vị dùng các mã số danh tính cá nhân của mình (PIN) và các giao dịch không qua hệ thống giao tiếp Visa. (Các thẻ mang nhãn hiệu của MasterCard cũng có điều lệ bảo hiểm không trách nhiệm tương tự như Visa. Hãy viếng thăm trang điện toán của MasterCard tại www.mastercard.com để biết thêm chi tiết.)

Hội Ðồng Mậu Dịch Liên Bang (Federal Trade Commission)
http://www.ftc.gov/ftc/consumer.htm
htmFTC cung cấp các ấn bản miễn phí về thẻ tín dụng, quyền trả hóa đơn, và cách ngăn ngừa nạn gian lận tín dụng.

Trung Tâm Toàn Quốc Hướng Dẫn Ngăn Ngừa Nạn Gian Lận (The National Fraud Information Center)
www.fraud.org, 800-876-7060
Trung Tâm Toàn Quốc Hướng Dẫn Ngăn Ngừa Nạn Gian Lận là một đề án của Liên Hiệp Giới Tiêu Thụ Toàn Quốc (National Consumer League) nhằm cố vấn và cung cấp các các cách phòng ngừa để giúp quý vị tránh trở thành nạn nhân của sự gian lận.

Văn Phòng Biện Lý Tiểu Bang (State Attorney General’s Ofce)
Ðể tìm văn phòng biện lý tiểu bang của quý vị, xem cuốn điện thoại niên giám hay viếng trang điện toán của Hiệp Hội Biện Lý Toàn Quốc (National Association of Attorneys General,www.naag.org) để dò tìm miễn phí.

Published / Reviewed Date

Published: July 14, 2009

Download File

Recognizing Credit Card Fraud (Vietnamese)
File Name: Chase_Credit_Card_Fraud_VIET_pv2.pdf
File Size: 4.98MB

Sponsors

Chase

Notes

This publication was created by Consumer Action in partnership with Chase.

Filed Under

Credit   ♦   Credit Cards   ♦   Fraud/Scams   ♦  

Copyright

© 2008 –2024 Consumer Action. Rights Reserved.

 

Tags/Keywords

 
 

Quick Menu

Facebook FTwitter T