The Fair Debt Collection Practices Act (Vietnamese)

Sắc Luật Đòi Nợ Cho Công Bằng - Luật kềm chế bên đòi nợ và bảo vệ người tiêu thụ ra sao

How it restricts collectors and protects consumers

Đây là tập hướng dẫn súc tích về Sắc Luật Fair Debt Collection Practices Act (FDCPA) để giúp những người tiêu thụ nhận thức rằng các cơ sở đòi nợ cần phải tuân theo luật này, họ được phép và không được phép làm gì. Tập hướng dẫn cũng có các chi tiết về cách ngăn chặn cơ sở đòi nợ liên lạc với quý vị, các lựa chọn cho quý vị, nếu như cơ sở đòi nợ vi phạm Sắc Luật FDCPA và quý vị tìm thêm thông tin hay trợ giúp cá nhân ở đâu.

This concise guide to the Fair Debt Collection Practices Act (FDCPA) makes consumers aware of what collectors must do under the law, what they are allowed to do, and what they are prohibited from doing. It also provides information about getting a collector to stop contacting you, what your options are if a collector violates the FDCPA and where to get more information or personal assistance.

Sắc Luật Đòi Nợ Cho Công Bằng FDCPA (Fair Debt Collection Practices Act) là luật của chính quyền liên bang cấm các cơ sở đòi nợ không được dùng các hành động hà lạm, gian trá hay bất công để đòi nợ. Luật cũng buộc bên đòi nợ phải cho người tiêu thụ biết về cơ sở của họ và số tiền nợ. Luật còn cho người tiêu thụ được quyền kiểm chứng món nợ và đối chất nếu họ tin rằng họ không mắc nợ.

Sắc Luật FDCPA có thực thi không?

Nói chung, Sắc Luật FDCPA chỉ kiểm soát thành phần trung gian là bên đại diện đứng ra đòi nợ cho chủ nợ gốc hay bên đã mua lại các món nợ của chủ nợ gốc. Người đòi nợ được định nghĩa là người thường hay đi đòi nợ giùm cho người khác. Nó gồm có các cơ sở đòi nợ, luật sư chuyên đòi nợ và các công ty mua lại các món nợ chưa trả và họ cố gắng đòi lại tiền (người mua nợ).

Sắc luật FDCPA không áp dụng cho các chủ nợ gốc, là những người cho vay nợ tín dụng hay tiền lúc ban đầu. Có trường hợp ngoại lệ khi cơ sở đòi nợ cho mượn tiền nhưng dưới một danh hiệu khác, nên người ta tưởng họ là thành phần trung gian. Luật chỉ áp dụng cho các món nợ cá nhân, không áp dụng cho các món nợ liên quan đến doanh thương.

Bên đòi nợ phải làm gì?

Sắc Luật Fair Debt Collection Practices Act, buộc bên đòi nợ phải:

  • Giới thiệu về họ. Lần đầu liên lạc với quý vị, cơ sở đòi nợ phải nói họ muốn đòi nợ và rằng bất kỳ các tin tức nào thâu thập từ quý vị sẽ được dùng cho mục đích đòi nợ.
  • Gởi thơ thông báo đòi nợ. Trong vòng năm ngày kể từ ngày liên lạc đầu tiên với quý vị, cơ sở đòi nợ phải gởi một thơ “thông báo chính thức” trong đó nêu rõ số tiền nợ và tên của chủ nợ cũng như các bước quý vị cần làm (trong thời hạn 30 ngày) nếu quý vị không nghĩ quý vị mắc nợ, muốn kiểm chứng số tiền nợ đó hay muốn biết tên và địa chỉ của chủ nợ gốc (nếu khác trong thơ).
  • Chứng minh món nợ trên giấy tờ nếu quý vị đối chất hay yêu cầu có thêm bằng chứng trên giấy tờ. Nó phải bao gồm tên và địa chỉ của chủ nợ gốc nếu khác với tên của chủ nợ hiện thời.
  • Ngưng đòi nợ cho đến khi họ đã hồi đáp thơ của quý vị muốn có thêm tin tức hay kiểm chứng món nợ (thường là thơ xác định số tiền nợ và bất kỳ các chứng thư nào khác từ bên đòi nợ). Nếu không thể chứng minh được món nợ, họ phải ngưng đòi nợ.
  • Thông báo cho các cơ quan báo cáo tín dụng rằng món nợ này đang trong thời kỳ đối chất. (Nếu quý vị viết thơ đối chất món nợ đến cơ sở đòi nợ trong vòng 30 ngày tính từ ngày quý vị chính thức nhận được thơ thông báo của họ.) Quý vị có thể kiểm tra với cơ quan báo cáo tín dụng nào liệt kê món nợ và tình trạng đang đối chất bằng cách yêu cầu có một bản báo cáo tín dụng miễn phí từ cả ba cơ quan báo cáo tín dụng chính (Equifax, Experian và Trans Union) tại www.AnnualCreditReport.com.

Bên Đòi nợ được làm gì?

Sắc Luật FDCPA cho phép các cơ sở đòi nợ được:

  • Gọi quý vị từ 8 giờ sáng đến 9 giờ tối (giờ địa phương) trừ khi quý vị viết thơ nói họ ngừng gọi.
  • Liên lạc với quý vị tại sở làm, trừ khi quý vị nói với họ quý vị không thể nhận tất cả các cuộc gọi tại sở làm.
  • Liên lạc với luật sư của quý vị.
  • Liên lạc với phối ngẫu, người cùng mắc nợ, hay cha mẹ của quý vị nếu quý vị dưới tuổi vị thành niên, trừ khi quý vị gởi thơ yêu cầu họ ngừng liên lạc với quý vị.
  • Liên lạc với người khác, như hàng xóm hay đồng nghiệp, nhưng chỉ với mục đích tìm kiếm quý vị. (Cơ sở đòi nợ không được tiết lộ họ tin là quý vị mắc nợ.)

Bên đòi nợ không được làm gì?

Chiếu theo Sắc Luật FDCPA, các cơ sở đòi nợ không được:

  • Liên lạc với quý vị trong giờ giấc hay nơi không thuận tiện. Bên đòi nợ không được gọi quý vị trước 8 giờ sáng hay sau 9 giờ tối, trừ khi quý vị đồng ý. Và họ không được gọi quý vị trong sở làm nếu quý vị nói với họ (bằng lời hay thơ gởi) rằng quý vị không thể nhận các cuộc gọi khi đang làm việc.
  • Gọi cho quý vị nhưng không tự giới thiệu họ là cơ sở đòi nợ.
  • Liên lạc với quý vị khi quý vị đã biên thơ yêu cầu họ ngưng liên lạc, trừ khi họ gọi báo cho quý vị biết họ sẽ ngưng không đòi tiền nữa hay họ đã đệ đơn kiện quý vị (yêu cầu bên đòi nợ ngưng gọi cho quý vị không có nghĩa món nợ biến mất hay cấm được cơ sở đòi nợ đệ đơn kiện).
  • Liên lạc với quý vị cho dù họ biết quý vị đã có luật sư đại diện, trừ khi quý vị cho phép họ hay họ không tìm ra luật sư của quý vị hay luật sư không hồi đáp.
  • Liên lạc với quý vị trong thời gian quý vị đang yêu cầu kiểm chứng món nợ hay chi tiết về chủ nợ gốc (trong 30 ngày tính từ ngày nhận được thơ thông báo chính thức của bên đòi nợ) và khi thơ kiểm chứng đã được gởi đến cho quý vị.
  • Tiếp tục đòi món nợ chưa được kiểm chứng (nếu quý vị có yêu cầu kiểm chứng).
  • Liên lạc với người khác nói quý vị mắc nợ, ngoại trừ vợ/chồng, luật sư hay người cùng mắc nợ với quý vị, hay phụ huynh nếu quý vị dưới tuổi vị thành niên.
  • Liên lạc với người khác để kiếm quý vị au khi họ biết quý vị có luật sư. Họ cũng không được cho người khác (như hàng xóm và đồng nghiệp) biết họ làm việc cho ai (tên của cơ sở đòi tiền) trừ khi họ được hỏi trực tiếp, họ cũng không được tiết lộ quý vị mắc nợ, hay liên lạc với người khác hơn một lần trừ khi có lý do chính đáng (như họ tin rằng các tin tức họ có không đúng, và người khác đó có tin tức chính xác hơn).
  • Cố gắng lấy lại số tiền lớn hơn vì họ đã cộng thêm lệ phí và tiền lời mà họ không có sự đồng ý của chủ nợ gốc hay luật pháp cho phép.
  • Dùng ngôn ngữ hà lạm hay khiếm nhã.
  • Có các hành vi sách nhiễu hay ngang nhiên làm bẽ mặt quý vị, như gọi liên tục hay gởi tấm thiệp hay thơ cố ý cho người nào đọc được đều biết quý vị đang bị đòi tiền.
  • Hăm doạ quý vị bằng bạo lực, phá hoại tài sản, bắt bớ, giam cầm, phương hại đến uy tín của quý vị, v.v..
  • Nói láo hay nói xạo với quý vị—thí dụ, giả vờ là luật sư hay cảnh sát để hăm doạ bắt, kiện, tịch biên v.v… nếu đó là hành động vi phạm luật hay họ không có ý định làm theo lời nói. Nếu quý vị có yêu cầu muốn biết thời hạn ấn định được kiện—nên yêu cầu—nếu được trả lời, nó đúng là như vậy.
  • Báo cáo tin tức không chính xác cho văn phòng báo cáo tín dụng, bao gồm không báo cáo tin quý vị đang đối chất món nợ.

Ngưng Liên Lạc

Chiếu theo Sắc Luật FDCPA, quý vị có quyền gởi thơ đến cơ sở đòi nợ, yêu cầu họ không được liên lạc với quý vị nữa. Nghe thì hay lắm, nhưng quý vị cần nghĩ đến trường hợp vì không liên lạc được với quý vị, cơ sở đòi nợ buộc lòng phải đệ đơn kiện (hay buộc quý vị phải chịu tới trọng tài hoà giải, tùy theo hợp đồng giữa quý vi và chủ nợ gốc.) Cách khôn ngoan là quý vị nên nói chuyện với bên đòi nợ trước để tìm ra một giải pháp và tránh bị kiện.

Nếu quý vị cuối cùng vẫn muốn bên đòi nợ phải ngưng liên lạc với quý vị, gởi thơ yêu cầu đến cho họ bằng thơ bảo đảm để có giấy chứng nhận gởi về cho quý vị. Một khi cơ sở đòi nợ nhận được thơ này, họ không được liên lạc với quý vị nữa, trừ khi họ liên lạc để xác nhận họ sẽ ngưng liên lạc và/hay cho quý vị biết bên đòi nợ hay chủ nợ gốc có ý định kiện quý vị. Nhớ lưu giữ các bản sao giấy tờ.

Nên nhớ, khi nói với bên đòi nợ ngưng gọi, quý vị không ngăn chặn được bên đòi nợ liệt kê món nợ này vào trong bản báo cáo tín dụng của quý vị hay đệ đơn kiện quý vị.

Nếu cơ sở đòi nợ vi phạm Sắc Luật FDCPA

Cơ sở đòi nợ sẽ bị phạt nếu vi phạm Sắc Luật FDCPA. Nếu quý vị tin rằng quyền của quý vị đã bị vi phạm, quý vị có thể điền đơn khiếu nại tới Nha Thanh Tra Mậu Dịch FTC (Federal Trade Commission) và Văn Phòng CFPB (Consumer Financial Protection Bureau), đây là hai cơ quan của chính quyền liên bang Hoa Kỳ bảo vệ người tiêu thụ. Nha FTC thực thi Sắc Luật FDCPA, còn CFPB kiểm soát các cơ sở đòi nợ.

Quý vị liên lạc với Văn Phòng Biện Lý (Attorney General) viết tắt là AG, để biết cơ sở đòi tiền có vi phạm luật tiểu bang hay không. Tìm trang mạng của Văn Phòng Biện Lý tại (www.naag.org).

Quý vị cũng có thể kiện cơ sở đòi nợ lên toà án liên bang hay tiểu bang cho các thiệt hại hay tốn phí luật sư trong vòng một năm khi có sự vi phạm xảy ra. (Một số luật liên bang còn gắt gao hơn cả Sắc Luật FDCPA, và một số có luật đòi nợ áp dụng cho chủ nợ gốc.) Các luật sư bảo vệ người tiêu thụ, chuyên về các vi phạm Sắc Luật FDCPA đôi khi đồng ý đại diện cho quý vị theo hình thức “contingency”, nghĩa là họ không đòi trả tiền cho đến khi quý vị thắng kiện.

Để tìm một luật sư chuyên về luật bảo vệ người tiêu thụ trong khu vực địa phương, quý vị viếng trang mạng của National Association of Consumer Advocates (www.consumeradvocates.org) và nên dùng công cụ “Find an Attorney” để dò tìm. Quý vị cũng nên vào trang mạng Legal Services Corporation, LawHelp.org và niên giám trợ giúp pháp lý trong tiểu bang của CFPB (http://bit.ly/2ataeaL) nếu quý vị không có tiền trả cho luật sư. Nếu quý vị không đủ tiêu chuẩn nhận được trợ giúp pháp lý miễn phí hay giá thấp, quý vị có thể liên lạc với văn phòng giới thiệu luật sư như bar association (liên đoàn kiểm tra luật sư) của tiểu bang (https://www.americanbar.org/groups/legal_services/flh-home/flh-bar-directories-and-lawyer-finders/) và nhờ kiếm một luật sư có kinh nghiệm về luật bảo vệ người tiêu thụ, biện hộ khi bị kiện vì thiếu nợ hay sắc luật FDCPA.

Các quân nhân tại ngũ được thêm các quyền khác chiếu theo Sắc Luật Servicemembers Civil Relief Act (SCRA). Nếu quý vị là quân nhân và cần được giúp pháp lý, nên liên lạc với Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý của Quân Đội (Armed Forces Legal Assistance Office).

Nolo, trang mạng đăng tải tin tức pháp lý miễn phí, cung cấp các chỉ dẫn trong trường hợp bên đòi nợ lạm quyền, xin đọc “What to Do If a Bill Collector Crosses the Line”. Một chỉ dẫn là quý vị nên gởi một bản sao đơn khiếu nại quý vị đã gởi cho Nha Thanh Tra FTC/CFPB tới cơ sở đòi nợ và cho chủ nợ gốc để hy vọng họ hủy hay điều đình món nợ.

Để biết thêm chi tiết

Nha FTC đã đúc kết Sắc Luật FDCPA thành các điểm quan trọng, bao gồm ra lệnh cụ thể cho các cơ sở đòi nợ không được nói hay làm gì (www.consumer.ftc.gov/articles/0149-debt-collection).

Văn Phòng Consumer Financial Protection Bureau (CFPB) phổ biến năm loại mẫu thơ để quý vị có thể dựa theo đó viết lại cho phù hợp và gởi đến cơ sở đòi nợ để đối chất một món nợ, yêu cầu có thêm tin tức hay muốn liên lạc với quý vị cụ thể ra sao. (http://bit.ly/2a9dl22)

Tập Cẩm Nang 16 trang của Cơ Quan Consumer Action hướng dẫn “Quyền của Người Mắc Nợ: Tự bảo vệ quý vị không bị kiện vì mắc nợ cung cấp các hướng dẫn chi tiết về cách tránh và đối phó với một vụ kiện vì thiếu nợ và có một danh sách các nguồn trợ giúp pháp lý miễn phí và giá hạ.

Tư Vấn Viên về tín dụng có thể cho các hướng dẫn hữu ích về cách đối phó với vấn đề bị đòi nợ cụ thể, họ có thể giúp quý vị thương lượng với bên đòi nợ và/hay thiết lập một kế hoạch trả nợ thực tiễn. Để tìm một cơ quan tư vấn tín dụng vô vụ lợi, xin viếng trang mạng của the National Foundation for Credit Counseling (NFCC).

Published / Reviewed Date

Published: October 31, 2016

Download File

The Fair Debt Collection Practices Act (Vietnamese)
File Name: 2016_FDCPA_VN.pdf
File Size: 0.3MB

Sponsors

Notes

Tập hướng dẫn này là dự án kiến thức về tài chánh được tài trợ từ Quỹ Managing Money Project của Cơ Quan Consumer Action.

Filed Under

Bankruptcy   ♦   Credit   ♦   Debt Collection   ♦  

Copyright

© 2016 –2024 Consumer Action. Rights Reserved.

 

Tags/Keywords

 
 

Quick Menu

Facebook FTwitter T